Nam
Xuất phát những kinh nghiệm cho vay vốn nhằm xóa đói giảm nghèo trên thế giới và thực tiễn người nghèo ở Việt Nam, chúng ta rút ra một số bài học, kinh nghiệm sau:
- Thứ nhất, xác định nguồn vốn huy động trong nước là chính, bên cạnh đó tranh thủ nguồn vốn viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
- Thứ ba, đào tạo cán bộ và có chính sách cán bộ tín dụng
phù hợp để khuyến khích các cán bộ tham gia hiểu biết sâu sắc về thị trường tài chính tín dụng.
- Thứ tư, lãi suất được xác định phù hợp cho từng thời kỳ
vừa đảm bảo tính ưu đãi, trợ giúp người nghèo vừa đảm bảo bù đắp được chi phí và mang lại lãi cho tổ chức tín dụng.
- Thứ năm, có hệ thống quản lý và tổ chức rộng khắp để
mang dịch vụ tín dụng đến người dân nghèo.
- Thứ sáu, không trợ cấp, cho không để người nghèo có ý
thức trong việc sử dụng vốn.
- Thứ bảy, nhân rộng các điển hình, chia sẽ kinh nghiệm trong
người nghèo về sử dụng vốn vay, quản lý vốn vay.
Với những bài học, kinh nghiệm đó, trong thời gian qua Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc sử dụng công cụ tín dụng nhằm xóa đói giảm nghèo. Ước tính đến 31/12/2005, số hộ nghèo còn dư nợ tại NH CSXH khoảng 3,2 triệu hộ, mức vay bình quân mỗi hộ tăng từ 2,2 triệu đồng năm 2001 lên 3,6 triệu đồng năm 2005. Trong 5 năm từ 2001 - 2005, tổng dư nợ vốn tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách tăng trưởng cao, bình quân 20% mỗi năm. Đến 30/9/2005 tổng dự nợ cho vay các hộ nghèo và đối tượng chính sách khác của NH CSXH là 16.590 tỷ đồng, đạt 100% kế hoặch năm 2005, tăng 2.285 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2004; trong đó cho vay hộ nghèo đặt 13.375 tỷ đồng, tăng 1.766 tỷ đồng so với 31/12/2004, bằng 106,3% kế hoặc năm 2005 và chiếm 81% tổng dư nợ.
Theo đánh giá, có khoảng 75% hộ nghèo được vay vốn, chiếm 15,8% tổng số hộ trong cả nước. Để thực hiện chính sách cho vay ưu đãi, Nhà nước đã cấp bù chênh lệch lãi suất với số tiền 1.782 tỷ đồng. Phần lớn hộ nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, trả vốn đúng thời hạn cho ngân
hàng, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp (4%). Chính sách tín dụng đã có tác động quan trọng tới giảm nghèo, hơn hai phần ba số hộ vay cho rằng vốn vay có tác động tích cực đến công ăn việc làm, đến thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo cho hộ gia đình. Nhiều hộ vay đã thoát nghèo, có điều kiện mua sắm thêm các phương tiện, công cụ sản xuất như trâu, bò, lợn, mở rộng quy mô các ngành TTCN, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ... [3].