Đánh giá tác động của vốn tín dụng đến tạo công ăn việc làm

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế (Trang 90 - 92)

2. Phân theo nguồn vốn

3.6.2. Đánh giá tác động của vốn tín dụng đến tạo công ăn việc làm

ăn việc làm

Những hộ nghèo thường không có công ăn việc làm hoặc thời gian nhàn rỗi của họ rất nhiều (thất nghiệp ở khu vực

thành phố và thời gian làm việc rất ít ở khu vực nông thôn).

Không có công ăn việc làm thì không thể tạo ra thu nhập và đây là nguyên nhân dẫn tới nghèo đói.

Việc có thêm việc làm phụ thuộc vào nhiều vấn đề nhưng do những đặc điểm của người nghèo đã nêu trong phần lý luận nên yếu tố tác động lớn nhất đến công ăn việc làm là yếu tố tín dụng.

Khi được tiếp cận vốn tín dụng họ đã đầu tư mua sắm TLSX, khai thác tốt mọi tiềm năng sẵn có như sức lao động, thời gian nhàn rỗi, tài nguyên đất đai, mặt nước...giúp cho người nghèo chủ động tự tạo việc làm cho chính mình từ đó tăng năng suất lao động và tăng thu nhập.

Để đánh giá tác động của vốn tín dụng đến việc tạo ra công ăn việc làm chúng tôi sử dụng biến định tính, biến cảm nhận về sự thay đổi công ăn việc làm sau khi vay vốn và ở những mức vốn vay khác nhau.

Kết quả cho thấy khi có thêm vốn sẽ tạo thêm công ăn việc làm và đặc biệt ở những mức vốn vay cao hơn thì cảm nhận về sự thay đổi công ăn việc làm là có sự khác biệt. Điều này được thể hiện ở mức vốn vay bình quân dưới 3 triệu đồng/lao động thì 85,4% số hộ nhận thấy công ăn việc làm là không thay

đổi và thay đổi ít, chỉ có 14,6% cho rằng là thay đổi khá nhiều và thay đổi nhiều, ở mức vay bình quân từ 3 - 6 triệu đồng/lao

động thì sự cảm nhận tương ứng là 44% và 66%, và ở mức vay bình quân lớn hơn 6 triệu đồng/lao động là 20,8% và 79,2%. Tức

là, ở những mức vốn vay nhiều hơn sẽ có xu hướng tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn so với những mức vốn vay thấp hơn.

Bảng 3.11: Tác động của vốn tín dụng đến công ăn việc làm

Mức vay bình quân/LĐ Cảm nhận sự thay đổi Tổng cộng 1* 2** Dưới 3 triệu đồng Tỷ lệ Số hộ 35 6 41 % 85,4 14,6 100 Từ 3 - 6 triệu đồng Tỷ lệ Số hộ 11 14 25 % 44,0 56,0 100 Trên 6 triệu đồng Tỷ lệ Số hộ 5 19 24 % 20,8 79,2 100 Tổng cộng Tỷ lệ Số hộ 51 39 90 % 56,7 43,3 100

Do một số mức đánh giá không đủ quan sát nên chúng tôi ghép các mức đánh giá để việc phân tích và mô hình hóa có ý nghĩa hơn.Cụ thể:

* Không thay đổi và thay đổi ít

** Thay đổi khá nhiều và thay đổi nhiều

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, phụ lục 7

Tất nhiên, việc tạo ra thêm công ăn việc làm khi vay thêm vốn, đầu tư thêm TLSX còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nữa như tiềm năng sức lao động, tiềm năng đất đai...có nghĩa rằng nó chịu sự tác động của quy luật lợi suất cận biên giảm dần. Tuy nhiên, với mức vốn vay bình quân trên hộ là khoảng 8,1 triệu đồng thì đại đa số các hộ nghèo vẫn còn thiếu vốn, có nhu cầu vay thêm vốn để mở rộng quy mô, hình thức sản suất kinh doanh, có nghĩa rằng với mức vốn vay hiện tại chưa khai thác hết mọi tiềm năng mà họ sẵn có.

Để đánh giá cho cả tổng thể chúng tôi sử dụng phương pháp kiểm định Chi - Square Tests trong SPSS với mức ý nghĩa α = 5% cho kết quả Sig = 0,000 nên có thể kết luận được rằng với

điều kiện hiện tại ở huyện Hương Thủy khi vốn vay/lao động tăng lên thì công ăn việc làm có xu hướng tăng lên.

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w