2. Phân theo nguồn vốn
3.3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA HỘ NGHÈO Ở HUYỆN HƯƠNG THỦY
NGHÈO Ở HUYỆN HƯƠNG THỦY
Trong thời gian qua có thể nói huyện Hương Thủy là một mô hình tiêu biểu trong công tác xóa đói giảm nghèo. Có được thành quả này bên cạnh những lợi thế mà huyện Hương thủy có được thì một yếu tố nữa góp phần mang lại thành công này đó là sự đóng góp của yếu tố tín dụng.
Chính có vốn, được vay vốn mới tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập, tạo ra thêm những cơ sở vật chất mới cho hộ nghèo.
Số liệu trình bày ở Bảng 3.3 cho thấy doanh số cho hộ nghèo vay qua 3 năm tăng liên tục, nếu năm 2003 khoảng 5,3 tỷ đồng thì năm 2004 là 7,4 tỷ đồng và năm 2005 đạt trên 8,8 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng bình quân qua 3 năm là 28,6%.
Chúng ta có thể thấy sự biện động rất rõ nét giữa doanh số cho hộ nghèo vay của NH NN&PTNT và NH CSXH. Nếu năm 2003 NH NN&PTNT cho hộ nghèo vay chiếm 71,1% tổng số tiền vay của họ thì năm 2005 chỉ còn 1,5%, doanh số giảm liên tục qua 3 năm với tốc độ bình quân là 71,5%, thì doanh số cho hộ nghèo vay của NH CSXH lại tăng liên tục qua 3 năm với tốc độ bình quân là 379,1%, cơ cấu biến động từ 4,9% năm 2003 lên 68,1% năm 2005. Điều này được lý giải bởi việc tách NH CSXH ra khỏi NH NN&PTNT và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 4/2003 nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, còn NH NN&PTNT bây giờ hoạt động với mục tiêu thương mại theo nguyên tắc thị trường nên hộ nghèo khó tiếp cận được với nguồn vốn này.
Trong 3 năm qua ở huyện Hương Thủy có rất nhiều chương trình, dự án cho hộ nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi như NAP, UNICEF, OXFAM, Việt - Bỉ...
Nguồn vồn của các tổ chức này luôn được bảo toàn và bổ sung nên doanh số cho vay liên tục tăng lên, nếu năm 2003 là gần 1,3 tỷ thì năm 2004 gần 1,8 tỷ và năm 2005 đạt hơn 2,6 tỷ, với tốc độ tăng trưởng bình quân qua 3 năm là 44,8%. Có thể nói đây là một tín hiệu đáng mừng vì nguồn vốn của các tổ chức này đã
làm đa dạng thị trường vốn ở nông thôn và làm tăng khả tiếp cận tín dụng của các hộ nghèo.
Bên cạnh các tổ chức nói trên thì đóng góp vào thị trường tín dụng cho người nghèo còn có người thân, bạn bè và thương nhân, nguồn này chưa được điều tra thống kê một cách cụ thể nhưng theo ý kiến của các chuyên gia thì nó cũng gần bằng doanh số cho vay từ các tổ chức tín dụng TCVM.
Trong những năm qua số lượt hộ nghèo được vay vốn ưu đãi không ngừng tăng lên, nếu năm 2003 có 2.422 lượt hộ nghèo được vay vốn, thì năm 2004 là 3.419 lượt và năm 2005 số lượt hộ nghèo vay vốn đạt 3.863 lượt, tốc độ tăng trưởng bình quân qua 3 năm là 26,3%. Chính sự tăng lên này đã làm cho tỷ lệ hộ nghèo vay vốn gia tăng hàng năm, trong khoảng 5 năm gần đầy ở huyện đã giải quyết cho trên 90% hộ nghèo được vay vốn (so với cả nước là khoảng 75%), bình quân mỗi hộ được vay 3 lần.
Trong công tác thẩm định bình chọn hộ nghèo để cho vay vốn, các tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi đều tuân thủ chuẩn mực do Bộ LĐTB&XH quy định, đồng thời phải là hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Việc cho vay được dựa vào danh sách hộ nghèo xin vay vốn do Ban XĐGN xã, các tổ chức hội, đoàn thể xã bình xét và được các tổ chức cho vay vốn xét duyệt, có sự giám sát của cộng đồng xã hội thôn xóm. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy có những hộ không phải hộ nghèo nhưng vẫn được vay vốn và cũng có những hộ thực sự nghèo lại không được vay vốn. Lý giải cho vấn đề này là có nhiều địa phương đã bình chọn thêm những hộ kế nghèo (có
nguy cơ tụt xuống hạng nghèo) được vay vốn, và những hộ
nghèo neo đơn, giá cả, không có sức lao động nên đã không được vay vì tổ chức cho vay sợ họ không có khả năng trả nợ trả được nợ.
Bên cạnh số lượt hộ nghèo vay vốn tăng lên thì bình quân mức vốn vay/lượt từ các tổ chức tín dụng nói trên đều có xu hướng tăng lên (NH CSXH mức vay bình quân tăng từ 2,79 triệu
động/lượt năm 2003 lên 4,37 triệu đồng/lượt năm 2005, các tổ chức TCVM tăng từ 1,02 triệu đồng/lượt năm 2003 lên 1,08 triệu đồng/lượt năm 2005), đây là một điều tất yếu khách quan nhằm
đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của các hộ nghèo ngày càng tăng cao.