2. Phân theo nguồn vốn
3.4.2.3. Đánh giá về lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay là chỉ tiêu quan trọng để phân biệt đó là tín dụng thương mại hay là tín dụng ưu đãi. Trong thực tế lãi suất là một vấn đề rất nhạy cảm không chỉ đối với hộ nghèo mà tất cả các đối tượng vay vốn khác. Lãi suất cho vay quyết định doanh số cho vay của các tổ chức tín dụng đồng nghĩa với việc quyết định khả năng tiếp cận tín dụng của các đối tượng vay vốn và đặc biệt là các hộ nghèo.
Trong thực tế hộ nghèo không chỉ tiếp cận với các nguồn tín dụng với lãi suất ưu đãi, mà còn vay vốn với lãi suất thương mại từ các tổ chức tín dụng khác. Do vậy, trong phần này chúng tôi trình bày đánh giá của họ về lãi suất ưu đãi và lãi suất thương mại thành hai phần riêng biệt.
a. Đánh giá về lãi suất ưu đãi
Lãi suất cho vay hộ nghèo của NH CSXH trên địa bàn toàn huyện được áp dụng thống nhất theo quy định NH CSXH Trung ương. Nhìn chung mức lãi suất cho vay hộ nghèo thấp hơn lãi suất cho vay của NHTM trong mọi thời điểm, tại thời điểm hiện tại mức lãi suất ưu đãi này chỉ bằng khoảng hơn 40% lãi suất NHTM (0,5% so với 1,03% và 1,18%)
Lãi suất cho vay của các chương trình dự án cao hơn lãi suất của NH CSXH (1% so với 0,5%) nhưng nếu so với lãi suất NHTM thì lãi suất của các chương trình, dự án vẫn thể hiện được tính ưu đãi của nó, chỉ bằng khoảng 85% so với lãi suất NHTM.
Bảng 3.8a: Lãi suất cho vay và đánh giá của hộ nghèo về lãi suất cho vay ưu đãi
Tổ chức cho
- NH CSXH 0,5 Rất thấp 3,3 - Dự án NAP 1 Thấp 55,6 - Dự án Việt - Bỉ 1 Bình thường 35,6 - Dự án Oxfam 1 Cao 5,5 Rất cao 0
Nguồn: Số liệu điều tra hộ nghèo của tác giả, năm 2005, phụ lục 3
Mặc dù lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng nói trên thể hiện rõ tính ưu đãi cho hộ nghèo, nhưng qua điều tra, thăm do ý kiến điển hình của các hộ nghèo vay vốn thì họ vấn có những ý kiến đánh giá khác nhau. Có 3,3% số hộ được hỏi cho rằng rất thấp, 55,6% cho rằng thấp, 35,6% cho rằng bình thường và chỉ có 5,5% số hộ được hỏi cho rằng vẫn còn cao.
Tóm lại, đại đa số hộ nghèo đều thừa nhân rằng lãi suất ưu đãi là thấp so với lãi suất thương mại, chính điều này đã giúp họ tiếp cận nguồn tín dụng dễ dàng hơn, giúp họ tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập, cải thiện đời sống của họ. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng với mức lãi suất như vậy cộng với thủ tục rườm rà qua nhiều tầng nấc nên so ra chẳng ưu đãi về lãi suất so với vay NHTM.
b. Đánh giá về lãi suất thương mại
Trong thực tế nhiều hộ nghèo thiếu vốn sản xuất nên đã vay vốn từ NH NN&PTNT vì thế họ phải chịu mức lãi suất thương mại cao hơn so với lãi suất vay ưu đãi, hộ nghèo phải trả lãi suất 1,03%/tháng đối với vay ngắn hạn và 1,18%/tháng đối với vay trung hạn. Khi được hỏi ý kiến của họ về mức lãi lãi suất này kết quả mang lại có sự khác biệt rõ ràng đối so với lãi suất vay ưu đãi. Cụ thể có 52,2% cho rằng mức lãi suất này là bình thường, 46,7% cho rằng là cao và 1,1% cho rằng lãi suất vay từ NH NN&PTNT là rất cao.
Bảng 3.8b: Lãi suất cho vay và đánh giá của hộ nghèo về lãi suất cho vay thương mại
Tổ chức cho vay
Lãi suất (%/tháng)
Đánh giá về lãi
suất thương mại %
NH NN&PTNT Rất thấp 0
Trong đó: Thấp 0
- Ngắn hạn 1,03 Bình thường 52,2
- Trung hạn 1,18 Cao 46,7
Rất cao 1,1
Nguồn: Số liệu điều tra hộ nghèo của tác giả, năm 2005, phụ lục 4
3.5. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY
CỦA CÁC HỘ NGHÈO
Sử dụng vốn vay có hiệu quả là vấn đề đặt ra không chỉ cho người đi vay mà còn đối với các tổ chức tín dụng. Đối với các hộ nghèo việc sử dụng vốn vay có hiệu quả là cơ sở để tăng thu nhập, tiến tới xóa đói giảm nghèo và đây cũng là nền tảng để họ hoàn trả vốn và lãi vay cho các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, đây là vấn đề không hề đơn giản. Việc sử dụng vốn cho mục đích gì để phát huy hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào yếu tố chủ quan như trình độ, các nguồn lực về đất đai và lao động của họ mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan khác như mức vốn được vay, lợi thế về vị trí địa lý, biến động của thời tiết, giá cả thị trường...
Trong thực tế để nhằm nâng cao hiểu quả sử dụng vốn vay, đặc biệt là đối với hộ nghèo nhằm giúp họ nâng cao thu nhập và tránh thất thoát vốn các tổ chức tín dụng kết hợp với các tổ chức đoàn hội kiểm tra rất chặt chẽ từ khi hộ nghèo tiến hành vay vốn thông qua các phương án sản xuất kinh doanh đến giám sát định kỳ hoặc đột xuất trong qua trình họ thực
Số liệu trình bày ở Bảng 3.9 cho thấy có sự khác biệt đáng kể về mục đích sử dụng vốn vay ở các vùng, điều này xuất phát từ những lý do mà chúng tôi đã trình bày ở trên.
Bảng 3.9 : Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo
Mục đích sử Số TT Phú Bài Dương Hòa Thủy Phương
hộ % Số hô ü % Số hộ % - Trồng trọt 3 10,0 10 33,3 7 23,3 - TTCN 3 13,0 5 16,7 8 26,7 - Tiêu dùng 4 13,3 5 16,7 3 10 - Chăn nuôi 12 40,0 22 73,3 18 60 - Kinh doanh 14 46,7 3 10,0 7 23,3 - Trả nợ 7 20,3 3 10,0 2 6,7 - Mục đích khác 7 23,3 6 20,0 2 6,7
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả
Ở TT Phú Bài mục đích sử dụng vốn vay chủ yếu là cho kinh doanh hàng hóa dịch vụ (46,7%) như buôn bán tạp hóa, lúa gạo, ve chai ở chợ, mở tiệm cắt tóc, gội đầu, ăn sáng, xe ôm, may mặc...tiếp đến là cho mục đích chăn nuôi như gà, lợn... Tỷ lệ sử dụng vốn cho mục đích khác khá lớn (trên 23%), thực tế điều tra cho chúng tôi thấy đây là những hộ vay vốn nhằm đầu tư cho con cái học hành (họ vẫn gọi là đầu tư cho tương lai), đi xuất khẩu lao độüng ở nước ngoài và thậm chí là cho tiêu dùng. Điều đặc biệt là ở đây mục đích sử dụng vốn cho trả nợ lớn nhất, một số hộ nghèo có thói quen “vay nóng” các thương nhân ở chợ với lãi suất cao nên họ sử dụng vay vốn ưu đãi để trả nợ khoản vay này.
Ở Dương Hòa mục đích sử dụng vốn vay nhiều nhất là cho chăn nuôi (trên 73%) như trâu, bò, lợn, dê...tiếp theo là cho mục đích trồng trọt như lúa, keo, tràm, tiêu...Sử dụng vốn cho mục
đích khác khá lớn (20%) như cho tiêu dùng, cho con cái học hành, cưới hỏi, ốm đau bệnh tật...
Ở Thủy Phương mục đích sử dụng vốn vay chủ yếu là cho chăn nuôi (60%) như gà, lớn, nuôi trồng thủy sản... tiếp theo là cho TTCN (gần 27%) như làm hương, chổi đót, mộc, đan lát...
Kết quả điều tra cũng cho thấy có 4% số hộ vay vốn sử dụng cho 4 mục đích, 5% số hộ sử dụng cho 3 mục đích và đại đa số sử dụng vốn vay cho hai mục đích (68%) và sử dụng vốn cho một mục đích là 23%.