2. Phân theo nguồn vốn
3.6.3. Đánh giá tác động của vốn tín dụng đến thu nhập
Mục tiêu đầu tiên và xuyên suốt của các tổ chức Đảng và Nhà nước, của các tổ chức tín dụng khi cho hộ nghèo vay vốn là để họ có vốn đầu tư mua sắm TLSX, tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế hộ nhằm nâng cao thu nhập để đặt mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
Kết quả nghiên cứu ở những phần trên cho chúng ta thấy khi hộ nghèo được vay vốn tín dụng thì họ đã đầu tư vào mua sắm TLSX và tạo ra công ăn việc làm mới. Đặc biệt mức vốn vay tăng lên thì họ có xu hướng mua sắm thêm TLSX và có thêm công ăn việc làm.
Để đánh giá tác động của vốn tín dụng đến thu nhập của hộ nghèo chúng ta xem xét mối quan hệ mức vốn vay bình quân/ hộ với thu nhập bình quân/ hộ và mức vốn vay bình quân/lao động và thu nhập bình quân/lao động.
Bảng 3.12a: Mối quan hệ giữa vốn tín dụng và thu nhập
CHỈ TIÊU Độ lệch tiêu chuẩn Thống kê t Xác suất Hệ số chặn 818862.2 57321.61 14.28540 0.0000 Hệ số hồi quy 0.484439 0.061777 7.841796 0.0000 Hệ số xác định 0.411347 Trung bình biến phụ thuộc 1210989. Hệ số xác định điều chỉnh 0.404657 Độ lệch chuẩn biến phụ thuộc 344551.9
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, phụ lục 8
Kết quả hồi quy ở Bảng 3.12a cho thấy quan hệ giữa mức vốn vay bình quân/hộ và thu nhập bình quân/hộ là có ý nghĩa thống kê (Prob = 0,000) và có quan hệ đồng biến. Với hệ số hồi quy (Coefficent) = 0,484 có nghĩa rằng khi mức vốn vay bình
hướng tăng lên 0,484 triệu đồng trong điều kiện các yếu tố khác như nhau, không thay đổi.
Kết quả trên cũng cho thấy mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với biến độc lập khá chặt chẽ, với hệ số xác định R2 = 0,411 có nghĩa rằng 41,1% sự thay đổi của thu nhập bình quân/ hộ là do ảnh hưởng của yếu tố vốn vay bình quân/hộ.
Để đánh giá rõ hơn mối quan hệ giữa vốn tín dụng đối với thu nhập của hộ nghèo chúng ta xem xét mối quan hệ giữa mức vốn vay bình quân/lao động và thu nhập bình quân/lao động.
Bảng 3.12b: Mối quan hệ giữa vốn tín dụng và thu nhập
Chỉ tiêu Độ lệch tiêu chuẩn Thống kê t Xác suất Hệ số chặn 3648.630 0.059856 11.42999 0.0000 Hệ số hồi quy 0.684151 329.9296 11.05881 0.0000 Hệ số xác định 0.597521 Trung bình biến phụ thuộc 6758.981 Hệ số xác định điều chỉnh 0.592947 Độ lệch chuẩn biến phụ thuộc 2773.993
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, phụ lục 9
Kết quả trình bày ở Bảng 3.12b cho kết quả tương tự, tức là giữa mức vốn vay bình quân/lao động và thu nhập bình quân/ lao động có mối quan hệ đồng biến. Có nghĩa rằng khi mức vốn vay bình quân/lao động tăng lên thì thu nhập bình quân/lao động có xu hướng tăng lên. Trong trường hợp này với hệ số hồi quy
(Coefficent) = 0,684, có nghĩa nếu mức vốn vay bình quân/lao động tăng lên 1 triệu đồng thì thu nhập bình quân/lao động có xu hướng tăng lên 0,684 triệu đồng với điều kiện các yếu tố khác là như nhau, không thay đổi.
Với hệ số xác định R2 = 0,597, điều này có nghĩa 59,7% sự thay đổi của thu nhập bình quân/lao động là do ảnh hưởng của yếu tố vốn vay bình quân/lao động.
Kết quả của mối quan hệ được trình bày ở Bảng 3.12b chặt chẽ và có ý nghĩa hơn ở Bảng 3.12a, điều này là hoàn toàn hợp lý vì vốn vay tín dụng kết hợp với sức lao động mới thực sự tạo ra thu nhập cho hộ nghèo.
Ở dưới một góc độ khác, chúng tôi sử dụng biến cảm nhận của các hộ nghèo vay vốn về việc thay đổi của thu nhập so với trước khi vay vốn và với những mức vốn vay khác nhau; cảm nhận sự thay đổi của thu nhập đối với thời gian vay vốn. Kết quảï mạng lại là phù hợp với kết quả đã cho ở trên và phù hợp với thực tiễn. Bảng 3.12c: Tác động của vốn tín dụng đến thu nhập Mức vay bình quân/LĐ Cảm nhận sự thay đổi Tổng cộng 1* 2** Dưới 3 triệu đồng Tỷ lệ Số hộ 31 10 41 % 75,6 24,4 100 Từ 3 - 6 triệu đồng Tỷ lệ Số hộ 10 15 25 % 40 60 100 Trên 6 triệu đồng Tỷ lệ Số hộ 1 23 24 % 4,2 95,8 100 Tổng cộng Tỷ lệ Số hộ 42 48 90 % 46,7 53,3 100
Do một số mức đánh giá không đủ quan sát nên chúng tôi ghép các mức đánh giá để việc phân tích và mô hình hóa có ý nghĩa hơn.Cụ thể:
* Không thay đổi và thay đổi ít
** Thay đổi khá nhiều và thay đổi nhiều
Rõ ràng, vốn tín dụng có tác động tích cực và đồng biến đối với việc tăng thu nhập. Khi được vay vốn tín dụng đại đa số hộ nghèo đều thừa nhận có sự tăng lên của thu nhập với các mức thay đổi khác nhau. Với mức vay bình quân dưới 3 triệu đồng/lao động có 75,6% số hộ cảm nhận thấy thu nhập không
thay đổi và thay đổi ít, 24,4% số hộ cảm nhận thấy thu nhập thay đổi khá nhiều và thay đổi nhiều. Ở mức vay bình quân từ 3 -
6 triệu đồng/lao động con số tương ứng là 40% và 60% , ở mức vay bình quân trên 6 triệu đồng/lao động là 4,2% và 95,8%.
Lý giải về vấn đề này là với cùng mức vốn vay/lao động thì thu nhập mang lại của các hộ nghèo là khác nhau vì nó còn phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn vay. Đặc biệt với những mức vốn vay/lao động càng cao thì hộ nghèo vay vốn cảm nhận có sự thay đổi của thu nhập càng lớn theo hướng tích cực.
Sử dụng phương pháp kiểm định Chi - Square Tests với mức ý nghĩa α = 5% cho kết quả Sig = 0,000 nên có thể kết luận được rằng với điều kiện hiện tại ở huyện Hương Thủy khi mức trang bị vốn vay/lao động tăng lên thì dẫn tới thu nhập có xu hướng tăng lên.
Điều này là phù hợp vì mức vốn vay của hộ nghèo hiện nay còn ít (92,2% số hộ được hỏi có nhu cầu vay thêm vốn, hộ
muốn vay thêm ít nhất là 3 triệu và hộ muốn vay thêm nhiều nhất là 20 triệu, bình quân là 6,6 triệu), có nghĩa rằng họ nhận
thấy nếu có thêm vốn thì họ sẽ khai thác tốt hơn các tiềm năng họ sẵn có. Bên cạnh đó, các hộ nghèo còn được các tổ chức tín dụng hỗ trợ trong việc nâng cao kiến thức, kinh nghiệm làm ăn khi vay vốn. Vì thế, thu nhập có xu hướng tăng lên ở những mức vay nhiều hơn là chấp nhận được. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cứ cho hộ nghèo vay thêm vốn sẽ giúp họ tạo ra thu nhập nhiều hơn, trong thực tế vấn đề này sẽ chịu sự tác
động của "quy luật lợi suất cận biên giảm dần". Hiệu quả của vốn vay còn chịu sự tác động của các yếu tố nguồn lực khác như trình độ chủ hộ, các nguồn lực về đất đai, sức lao động... Đây là vấn đề các tổ chức tín dụng cần phải đặc biệt lưu tâm để tìm ra mức vốn vay tối ưu cho các hộ nghèo khác nhau và ở những vùng khác nhau.
Ở dưới góc độ này chúng ta dễ dàng nhận thấy vốn tín dụng có tác động tích cực đến thu nhập và tác động rõ nét hơn trong dài hạn. Cụ thể đối với những hộ nghèo có thời gian vay vốn dưới 1 năm thì 76,5% cảm nhận thấy thu nhập không thay đổi và thay đổi ít và 23,5% cho rằng thu nhập thay đổi khá nhiều và thay đổi nhiều; nếu thời gian vay vốn từ 1 - 3 năm thì mức cảm nhận tương ứng là 45,5% và 54,5%, thời gian vay vốn trên 3 năm là 11,1% và 88,9%.
Bảng 3.12d: Tác động của vốn tín dụng đến thu nhập
Thời gian vay vốn Cảm nhận sự thay đổi Tổng cộng 1* 2** Dưới 1 năm Tỷ lệ Số hộ 13 4 17 % 76,5 23,5 100 Từ 1 - 3 năm Tỷ lệ Số hộ 25 30 55 % 45,5 54,5 100 Trên 3 năm Tỷ lệ Số hộ 2 16 18 % 11,1 88,9 100 Tổng cộng Tỷ lệ Số hộ 41 49 90 % 45,6 54,4 100
Do một số mức đánh giá không đủ quan sát nên chúng tôi ghép các mức đánh giá để việc phân tích và mô hình hóa có ý nghĩa hơn.Cụ thể:
* Không thay đổi và thay đổi ít
** Thay đổi khá nhiều và thay đổi nhiều
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, phụ lục 11
thu nhập mang lại phụ thuộc vào lĩnh vực là mà họ đầu tư; có những ngành sẽ tạo ra thu nhập trong vòng vài tuần tới như kinh doanh hàng hóa dịch vụ, hoặc nữa năm tới như chăn nuôi, trồng lúa, màu, thậm chí vài năm tới hoặc lâu hơn như trồng cây lâm nghiệp. Nhưng thông thường thu nhập sẽ thay đổi rõ nét hơn trong dài hạn do quá trình tích tụ vốn và tích lủy kiến thức, kinh nghiệm làm ăn của các hộ nghèo.
Sử dụng phương pháp kiểm định Chi - Square Tests với mức ý nghĩa α = 5% cho kết quả Sig = 0,000 nên có thể kết luận được rằng ở huyện Hương Thủy những hộ nghèo nào được tiếp cận với vốn tín dụng sớm hơn thì xác suất thoát nghèo sẽ cao hơn do có sự thay đổi tích cực của thu nhập nhiều hơn.
Tóm lại, “không có bột thì không gột nên hộ”, việc được vay vốn tín dụng đã tạo ra bước đột phá để tăng thu nhập và cũng là cơ sở để giải quyết các yếu tố tác động đến thu nhập còn lại. Việc có thêm vốn đã giúp người nghèo đầu tư mua sắm TLSX, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập và tiến tới giúp họ thoát nghèo. Điều này còn được thể hiện qua kết quả điều tra của UBND huyện Hương Thủy với những hộ thoát nghèo trong thời gian qua đã cho chúng ta một kết quả thú vị là trên 95% hộ thoát nghèo là có vay vốn tín dụng [32] và những trường hợp cụ thể mà chúng tôi điều tra phỏng vấn trực tiếp cũng như những ý kiến đánh giá của các chuyên gia về lĩnh vực này (phụ lục12).