- Về phương thức điều hành, quản lý
4.2.1. Nhóm giải pháp đa dạng và tăng nguồn vốn vay cho xóa đói giảm nghèo
các hộ nghèo trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng và cuối cùng là nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiểu quả sử dụng vốn tín dụng của các hộ nghèo vay vốn.
4.2.1. Nhóm giải pháp đa dạng và tăng nguồn vốn vay cho xóa đói giảm nghèo cho xóa đói giảm nghèo
- Chính phủ cần chủ động cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước hàng năm cho đầu tư phát triển và cho xóa đói giảm
đói giảm nghèo, bên cạnh đó cần có các biện pháp đa dạng hóa các kênh vận động, thu hút vốn tài trợ cho xóa đói giảm nghèo.
- Tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm, đánh giá hiệu quả các quá trình triển khai các dự án quốc tế tài trợ cho xóa đói giảm nghèo, nhân rộng các mô hình tiêu biểu, hiệu quả, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm minh các trường hợp quan liêu, tham nhũng làm thất thoát vốn.
- Có cơ chế cho tín dụng không chính thống phát triển như Qũy Tín dụng nhân dân, các tổ chức tài chính vi mô...nhằm tăng cường nguồn vốn cho khu vực nông thôn và cho xóa đói giảm nghèo đồng thời nâng cao tính cạnh tranh thị trường vốn tốt hơn, bù lại những mặt yếu mà tổ chức tín dụng chính thống chưa làm được như mạng lưới rộng, gần với dân cư hơn, thuận tiện, theo dõi giám sát vốn tốt hơn.
- Bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách nhà ngước, nguồn tài trợ nước ngoài, các tổ chức tài chính tín dụng cần tăng cường huy động nguồn vốn tiết kiệm trong dân bằng cách mở rộng hình thức huy động vốn, tuyên truyền và cải tiến thủ tục để người dân dễ dàng tiếp cận và thấy được lợi ích của việc gửi tiền.
- Cần có kế hoặch phát triển bền vững để loại hình tín dụng ưu đãi phục vụ lợi ích lâu dài cho người nghèo, vì người nghèo không phải là khách hàng mục tiêu của các ngân hàng thương mại. Vì thế, cần xem nguồn tín dụng này như một vòng luân chuyển nguồn vốn phục vụ lợi ích của đối tượng hộ nghèo.