ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN TÍN

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế (Trang 97 - 100)

2. Phân theo nguồn vốn

3.7. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN TÍN

VỐN TÍN DỤNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN HƯƠNG THỦY

Việc phân tích khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo ở các vùng, hiệu quả tác động của vốn tín dụng đối

với các ngành là rất cần thiết, vì đây chính là cơ sở quan trọng để đề ra các giải pháp như thủ tục cho vay vốn, mức vốn vay... cho phù hợp với từng ngành, từng vùng.

Số liệu trình bày ở Bảng 3.13 cho thấy:

* Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo ở thị trấn Phú Bài là tốt nhất tiếp đến là xã Thủy Phương và xã Dương Hòa, điều này được thể hiện ở các chỉ tiêu mức vốn vay bình quân/hộ, mức vốn vay bình quân/lao động. Giải thích về điều này do hai lý do cơ bản sau:

- Thứ nhất, ở vùng thị trấn và đồng bằng (Thủy Phương)

hộ nghèo có nhiều thông tin hơn về các nguồn vốn tín dụng - Thứ hai, các hộ nghèo ở thị trấn Phú Bài và xã Thủy Phương có nhiều phương án sản xuất kinh doanh hơn nên bên cạnh vay vốn từ các tổ chức tín dụng với lãi suất ưu đãi họ còn vay vốn ở NH NN&PTNT với lãi suất thương mại, vay từ

bạn bè, người thân và thậm chí là “vay nóng”, còn các hộ

nghèo ở xã Dương Hòa không dám vay những nguồn vốn này vì sợ không trả được nợ.

Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu phản ánh về khả năng tiếp cận và

tác động của vốn tín dụng tới hộ nghèo ở huyện Hương Thủy Chỉ tiêu ĐVT Thủy Phương TT Phú Bài Dương Hòa - Vốn vay bình quân/ hộ Tr.đồng 7,7 9,3 7,2 - Vốn vay bình quân/LĐ Tr.đồng 4,0 5,0 3,6 - Gía trị TLSX bình quân/ hộ Tr.đồng 6,9 5,3 6,2 - Gía trị TLSX bình quân/ Tr.đồng 3,6 2,9 3,1

- Thu nhập bình quân/hộ Tr.đồng 12,2 14,2 9,8 - Thu nhập bình quân/LĐ Tr.đồng 6,4 7,6 4,9

- Hệ số hồi quy (Coefficent)

+ Tác động của vốn vay đối với tư liệu sản xuất

Tr.đồng/L Đ

0,538 0,494 0,518 + Tác động của vốn vay

đối với thu nhập

Tr.đồng/L Đ

0,612 0,791 0,533

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả

* Tình hình đầu tư TLSX ở các vùng là khác nhau đáng kể, cụ thể giá trị TLSX bình quân/hộ và trên lao động cao nhất là ở xã Thủy Phương, tiếp đến là xã Dương Hòa và thấp nhất là TT Phú Bài. Lý do là:

- Thứ nhất, đó là mục đích sử dụng vốn của hộ nghèo,

ở Thủy Phương và Dương Hòa các hộ nghèo thường sử dụng vốn cho ngành chăn nuôi, trồng trọt và TTCN nên vốn vay đều dùng để đầu tư các TLSX, nhưng ở TT Phú Bài các hộ nghèo chủ yếu sử dụng vốn vay cho mục đích kinh doanh hàng hóa dịch vụ nên bên cạnh đầu tư mua sắm các TLSX thì một phần lớn vốn vay nằm dưới dạng tiền mặt để mua hàng hóa dịch vụ hàng ngày.

- Thứ hai, đó là quan điểm, ý thức sử dụng vốn vay, các

hộ nghèo ở Thị trấn Phú Bài có tỷ lệ % lớn hơn sử dụng vốn vay cho các mục đích khác như đầu tư cho con cái học hành, đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài và thậm chí là trả

nợ các khoản vay trước (chủ yếu là “vay nóng”).

* Tác động của vốn tín dụng đối với xóa đói giảm nghèo ở 3 vùng cũng có sự khác biệt đáng kể, tốt nhất là ở thị trấn Phú Bài, tiếp đến là xã Thủy Phương và Dương Hòa. Vấn đề này được giải thích bởi:

- Thứ nhất, trình độ học vấn của các hộ nghèo ở các vùng là có sự khác nhau, trình độ học vấn tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn vay. Trong vấn đề này thì rõ ràng ở xã miền núi Dương Hòa là thấp nhất.

- Thứ hai, những lợi thế của từng vùng là khác nhau. Rõ

ràng thị trấn Phú Bài và Thủy Phương là có lợi thế hơn so với Dương Hòa. Ở Dương Hòa các hộ nghèo chủ yếu là sử dụng vốn vay cho trồng trọt và chăn nuôi trong khi ở TT Phú Bài và Thủy Phương có nhiều sự lựa chọn hơn như cho kinh doanh hàng hóa dịch vu, cho TTCN, đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài hoặc thậm chí là kết hợp nhiều mục đích nên chắc chắn đồng vốn vay sẽ phát huy hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế (Trang 97 - 100)