Tình hình nghèo đói ở huyện Hương Thủy

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế (Trang 55 - 58)

2. Phân theo nguồn vốn

3.1.1. Tình hình nghèo đói ở huyện Hương Thủy

Hương Thủy là huyện có khá nhiều yếu tố thuận lợi trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo như: vị trí địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế khá thuận lợi; có khu công nghiệp Phú Bài; có tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú, có nhiều tiềm năng cho việc phát triển dịch vụ và du lịch; có nguồn nhân lực dồi dào, người lao động có đức tính cần cù, chịu khó.

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi đó huyện cũng gặp không ít khó khăn như: thời tiết khắc nghiệt, dễ bị lũ lụt, dễ bị hạn hán; tỷ lệ đất canh tác nông nghiệp so với diện tích

đất tự nhiên của huyện thấp, phần lớn đất đai là đồi núi với độ dốc cao, độ phì thấp; không có biển, không có đầm phá; nguồn nhân lực tuy dồi dào nhưng số lao động đã qua đào tạo trình độ kỹ thuật, kỹ năng lao động còn thấp, trình độ dân trí không đồng đều.

Chính những thuận lợi và khó khăn này nó đã tác động trực tiếp đến chiến lược xóa đói giảm nghèo và tình hình nghèo đói hiện nay ở huyện Hương Thủy. Theo kết quả điều tra tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới vào tháng 4 năm 2005 của Sở Lao động TBXH tỉnh Thừa Thiên Huế kết hợp với các phòng ban chức năng của huyện Hương Thủy thì hiện này toàn huyện có 19.988 hộ, trong đó có 1.835 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 9,18%. So với tỷ lệ hộ nghèo bình quân trong toàn tỉnh là 15% thì có thể nói công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện là rất tốt, tỷ lệ hộ nghèo của huyện chỉ cao hơn thành phố Huế là 6,7% và là huyện có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất trong toàn tỉnh, so với các huyện lân cận khác như Phú Lộc là 16,26%, Phú Vang 16,43%, A Lưới 48,49% và Nam Đông 27,67%.

Bảng 3.1: Tình hình nghèo đói của huyện Hương Thủy, năm 2005 STT Đơn vị Số hộ trên địa bàn Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) Số hộ thoát nghèo 1 Thủy Châu 2.137 106 4,96 5 2 Thị trấn Phú Bài 2.647 199 7,52 7 3 Thủy Dương 2.145 79 3,68 19 4 Thủy Phù 2.436 147 6,03 5 5 Thủy Tân 948 131 13,82 21 6 Thủy Lương 1.381 164 11,88 0 7 Thủy Vân 1.237 95 7,68 4 8 Thủy Bằng 1.514 251 16,58 0

11 ThủyThanh 1.816 175 9,64 11

12 Dương Hòa 699 189 27,04 4

Tổng cộng 19.988 1.835 9,18 83

Nguồn: Báo cáo điều tra của Sở LĐTBXH tỉnh Thừa Thiên Huế,

Phòng LĐTBXH huyện Hương Thủy, năm 2005

Theo kết quả điều tra khảo sát thì nghèo đói ở huyện Hương Thủy là không đồng đều ở các xã trong huyện, cụ thể như xã Thủy Châu, Thủy Dương có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%, các xã như Thủy Phù, Thủy Vân, Thủy Phương, Thủy Thanh có tỷ lệ hộ nghèo từ 5 - 10%. Tuy nhiên, cũng có một số xã có tỷ lệ hộ nghèo cao như Thủy Bằng 16,58%, Dương Hòa là 27,04% và đặc biệt là là Phong Sơn có tỷ lệ hộ nghèo là 47,95%.

Với bức tranh nghèo đói của huyện Hương Thủy nói trên, qua quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy một số nguyên nhân nghèo đói sau đây.

- Thứ nhất, huyện Hương Thủy có gần 98 ngàn dân với hơn 20 ngàn hộ gia đình, nhưng đại đa số làm nghề thuần nông, chỉ có một tỷ lệ nhỏ là buôn bán nhỏ và sản xuất tiểu thủ công như làm hương, chổi đót, mộc.... Vì thế, thu nhập của họ thấp, bấp bênh, phù thuộc nhiều vào giá cả thị trường, điều kiện tự nhiên, đặc biệt là các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

- Thứ hai, một bộ phận lớn chủ hộ có trình độ dân trí, kiến thức về sản xuất kinh doanh thấp; thiếu ý chí vươn lên, thiếu cần cù chịu khó so với đại bộ phận dân cư. Các số liệu thống kê cho thấy rằng khoảng 90% người nghèo có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn. Trong quá trình khảo sát, điều tra cho thấy có một số chủ hộ ở xã vùng núi Dương Hòa không thể đọc, viết, nhớ nhà mình có bao nhiều thửa đất, đã vay bao nhiêu vốn,

lãi suất vay bao nhiêu và thậm chí một số người không thể ký tên.

- Thứ ba, một số hộ gia đình nghèo thường có ít hoặc không có đất đai và tài sản khác. Chúng tôi cũng phát hiện nhiều hộ gia đình không có đất để ở mà chỉ ở thuê, ở ké tạm bợ; rất nhiều hộ không có tư liệu sản xuất, đất canh tác như ở thị trấn Phú Bài, hoặc thiếu tư liệu sản xuất, vốn, đất cạnh tác như ở Dương Hòa, Thủy Phương. Chính điều này đã làm cho họ gặp khó khăn trong quá trình làm ăn, không tận dụng được các cơ hội có lợi từ bên ngoài.

- Thứ tư, một số hộ đông con, tỷ lệ người ăn theo cao nhưng lại thiếu lao động. Có những gia đình có đến 6-7 người ăn theo nhưng chỉ có 1- 2 lao động. Tuy nhiên, bên cạnh đó lại có một ít hộ nghèo rất ít người, neo đơn cũng dẫn đến nghèo đói.

- Thứ năm, một bộ phận sống ở các vùng nông thôn, các vùng xa xôi hẻo lánh như Dương Hòa, Phong Sơn là những nơi có cơ sở hạ từng vật chất và xã hội tương đối kém phát triển. Những vùng này có mức thu nhập rất thấp và không ổn định, họ có khả năng tiết kiệm thấp và khó có thể đương đầu với tình trạng mất mùa, mất việc làm, thiên tai, suy sụp sức khỏe và các tai họa tiềm năng khác.

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w