Đánh giá về mức cho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế (Trang 77 - 80)

2. Phân theo nguồn vốn

3.4.2.1. Đánh giá về mức cho vay

Mức cho vay là một trong những yếu tố tác động lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ nghèo. Đối với hình thức vay thế chấp, giá trị món vay luôn được xác định trên cơ sở tài sản thế chấp (=70% giá trị tài sản thế chấp). Do vậy, việc đề cập mức cho vay ở trường hợp các hộ nghèo không phải là mục đích cần xem xét khi áp dụng đối với NH NN&PTNT.

Đối với hình thức vay theo tín chấp, mức cho vay là số tiền tối đa mà các tổ chức tín dụng có thể cho hộ nghèo vay. Đối với hình thức cho vay theo kiểu này các tổ chức cho vay thường ấn định một mức cho vay tối đa nào đó nhằm giảm thiểu rủi ro về tín dụng có thể xảy ra và phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ.

Xuất phát từ nhu cầu, mục đích sử dụng vốn vay của hộ nghèo là bổ sung vốn lưu động để tăng gia sản xuất như mua cây trồng, vật nuôi, phân bón thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp; mua nguyên vật liệu, phương tiện sản xuất nhỏ trong sản xuất TTCN và dịch vụ... Mức vốn vay/lần của các tổ chức tín dụng đã liên tục tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn sản xuất kinh doanh đối với hộ nghèo thiếu vốn ở địa phương.

Bảng 3.6: Mức cho vay và đánh giá của hộ nghèo về mức cho vay Tổ chức cho vay Mức cho vay/lần Đánh giá chung về mức cho vay % - NH CSXH 5 - 7 triệu Rất thấp 2,2 - Dự án NAP 1,5 - 3 triệu Thấp 58,9 - Dự án Việt - Bỉ 1 - 3 triệu Vừa 37,8 - Dự án Oxfam 1- 3 triệu Cao 1,1 Rất cao 0

Nguồn: Số liệu điều tra hộ nghèo của tác giả, năm 2005, phụ lục 1

Cho đến đầu năm 2005 mứïc vốn vay của NH CSXH là từ 5 - 7 triệu đồng/lượt tùy theo đối tượng vay, vùng vay và mục đích vay. Mức vốn vay của các chương trình, dự án cũng liên tục tăng lên, nếu khi mới ra đời (năm 1991) dự án NAP cho vay 0,5 - 1 triệu/lần vay thì bây giờ mức vay đã tăng lên từ 1,5 - 3 triệu đồng/lần vay. Dự án Việt - Bỉ, Oxfam cũng có mức vay tăng lên tương tự, từ 0,5 triệu năm 2000 tăng lên 1 - 3 triệu đồng/lần vay năm 2005. Tuy nhiên, mức vốn vay trên còn mang tính bình quân, dàn trải cho nên không thể tránh khỏi những trường hợp có hộ thì chưa thỏa mãn nhu cầu vốn cho sản xuất, cũng có hộ vay vốn về không biết đầu tư vào việc gì để sinh lợi, trong lúc đang nghèo túng đã chi cho tiêu dùng nên đến kỳ hạn không trả được nợ, đã nghèo lại mang thêm nợ, cái nghèo càng nặng nề thêm.

Đánh giá chung về mức cho vay thì có 2,2% cho rằng với mức vay như thế là rất thấp và 58,9% cho rằng thấp không đủ nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đây chủ yếu là những hộ phải vay thêm vốn từ NH NN&PTNT. 37,8% cho rằng mức vốn vay như vậy là vừa và chỉ có 1,1% cho rằng mức vốn vay như vậy là cao.

Tóm lại, đại đa số hộ nghèo cho rằng với mức vay như vậy là thấp, mới chỉ đáp ứng được nhu cầu sản xuất nhỏ, để mở rộng quy mô sản xuất nhằm tăng thu nhập các hộ nghèo cần được vay thêm vốn.

Lý giải về vấn đề mức vốn vay thấp là do các tổ chức tín dụng muốn duy trì hoạt động của họ bền vững và có hiệu quả nên họ phải thận trọng trong việc cho vay vốn, thu hồi vốn nhằm hạn chế rủi ro vì khách hàng của họ là những hộ nghèo. Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng khác là do số lượng vốn

ít, hộ nghèo nhiều, để đảm bảo nhiều hộ nghèo được vay vốn thì mức vay phải ít. Và trên thực tế là như vậy.

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w