giảm nghèo ở Việt Nam
Trước khi xóa đói giảm nghèo trở thành một chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) vào năm 1998, những nổ lực xóa đói giảm nghèo của nước ta đã thực hiện vào những năm trước đó: năm 1992 thực hiện chương trình quốc gia về giải quyết việc làm, tạo cơ hội cho người lao động thông qua các hình thức trợ cấp thôi việc, đào tạo nghề mới, thành lập quỹ Quốc gia giải quyết việc làm v.v... Trong nông nghiệp, nông thôn - nơi tập trung phần lớn người nghèo, Chính phủ đã thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho nông dân kết hợp với việc cung cấp tín dụng thông qua Qũy cho vay ưu đãi hộ nghèo, sau đó Ngân hàng Phục vụ người nghèo, và nay là ngân hàng chính sách xã hội cùng với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là hai tổ chức tài chính chính thức cung cấp tín dụng cho nông dân.
Tuy nhiên xóa đói giảm nghèo đã không diễn ra đồng đều ở các vùng lãnh thổ quốc gia, vẫn còn đến 75% số người nghèo trong cả nước sống tập trung ở vùng núi phía Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và vùng Đồng bằng sông Cửu Long [24].
Để tập trung nguồn lực, hỗ trợ trực tiếp các xã nghèo, hộ nghèo, tạo điều kiện và môi trường xóa đói giảm nghèo bền vững, ngày 14-1-1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
giảm nghèo được nâng lên thành 1 trong 7 CTMTQG. Ngày 23-7- 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 133/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN giai đoạn 1998- 2000, chương trình này nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi, phù hợp để hỗ trợ người nghèo sản xuất, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện chương trình này ước khoảng 10.000 tỷ đồng [3,24].
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ 1993 - 2003 Chi tiêu ĐVT 1993 1998 2003 - Thu nhập bình quân/người/tháng 1.000 đ 119,0 295,0 356,8 - Chi tiêu bình quân/người/tháng 1.000
đ 113,1 221,1 268,4 - Tỷ lệ học đúng tuổi của trẻ em % + Cấp tiểu học % 86,7 91,0 90,1 + Cấp trung học cơ sở % 30,1 61,7 72,1 + Cấp trung học phổ thông % 7,2 28,6 41,8
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng
% 51,0 34,0 25,7
- Tỷ lệ dân số được dùng nước sạch % 26,2 40,6 48,5 + Thành thị % 58,5 76,8 79,3 + Nông thôn % 18,1 29,1 39,6 - Tỷ lệ dân số có nhà vệ sinh sạch % 10,4 17,0 25,3 + Thành thị % 44,9 60,1 68,3 + Nông thôn % 1,8 3,4 11,5
- Tỷ lệ dân số có điện sinh hoạt % 48,0 77,0 82,0 - Tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền
+ Hộ có đài % 40,0 47,0 58,0
+ Hộ có ti vi % 25,0 58,0 75,0
+ Hộ có xe đạp % 67,0 76,0 82,0
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, năm 2004
Ngày 4-5-2001, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001-2005, trong đó đứng
ở vị trí số 1 là CTMTQG về XĐGN và việc làm. Mục tiêu của chương trình này là: phấn đấu đến năm 2005 sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí giai đoạn này) của Việt Nam xuống còn dưới 10%, bình quân mỗi năm giảm 1,5%-2% (khoảng 28-30 vạn hộ/năm), không để tái đói kinh niên, đảm bảo cho các xã nghèo có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu (thủy lợi nhỏ, trường học, trạm y tế, đường dân sinh, nước sinh hoạt, chợ).
Phấn đấu mỗi năm có từ 1,4 - 1,5 triệu việc làm, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn dưới 6% và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 80% vào năm 2005. Nội dung của chương trình bao gồm các chính sách hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo về: y tế, giáo dục, chính sách an sinh xã hội, miễn thuế sử dụng dất nông nghiệp, trợ giúp nhà ở, công cụ lao động, đất sản xuất và đặc biệt là vốn tín dụng. Các chính sách ưu đãi cho người nghèo được thực hiện thông qua các dự án hỗ trợ trực tiếp XĐGN bao gồm: Nhóm các dự án XĐGN chung (gồm dự án tín dụng cho hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất; dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, khuyến nông, lâm, ngư; dự án xây dựng mô hình XĐGN ở các vùng khó khăn ...) và nhóm các dự án XĐGN cho các xã nghèo.
Như vậy, CTMTQG về XĐGN giai đoạn 2001- 2005 đã được nâng cao hơn cả về lượng và về chất và những tồn tại, thiếu sót của các chính sách và việc thực hiện công tác XĐGN của giai đoạn 1998-2000 được chỉnh lý, sửu đổi và rút kinh nghiệm
[3,24].
Với việc thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo khác nhau, công tác XĐGN đã thu được hiệu quả cao, ngoài việc đảm bảo an ninh lương thực, tỷ lệ dân số được
hưởng các dịch vụ công và điều kiện sống đã được nâng cao rõ rệt.
Với những nổ lực XĐGN của toàn Đảng và toàn dân ta, XĐGN đã đạt được những kết quả to lớn cả về mặt lượng lẫn mặt chất, tỷ lệ nghèo đói, số hộ nghèo đói luôn giảm xuống, tiêu chuẩn nghèo đói ngày càng được nâng lên theo sự phát triển của nền kinh tế. Đến cuối năm 2003 ước tính tỷ lệ nghèo đói trong nước giảm còn 11% (khoảng 1.867.000 hộ). Trong 61 tỉnh, thành phố của cả nước có 5 tỉnh, thành phố đã giảm tỷ lệ hộ nghèo dười 5% là Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Tiền Giang; 18 tỉnh, thành phố đã giảm từ 5 đến 10%; 15 tỉnh giảm từ 15 đến 20% và còn 6 tỉnh có tỷ lệ nghèo đói trên 20% là Bắc Cạn, Lai Châu, Hà Tỉnh, Đắc Lắc, Kon Tum và Sóc Trăng.
Chỉ tính riêng trong 3 năm (2001-2003) CTMTQG về XĐGN và việc làm đã giảm được 93,4 vạn hộ nghèo (từ 2,804 triệu hộ đầu năm 2001 xuống còn 1,867 triệu hộ cuối năm 2003).
Bảng 1.3: Tỷ lệ nghèo ở Việt Nam giai đoạn 1993 - 2003
ĐVT: %
Chỉ tiêu 1993 1998 2003
Tỷ lệ nghèo 58,1 37,4 28,9
+ Thành thị 25,1 9,2 6,6
+ Nông thôn 66,4 45,5 35,6
+ Người kinh và người Hoa 53,9 31,7 23,1 + Dân tộc thiểu số 86,4 75,2 69,3 Nghèo lương thực 24,9 15,0 10,9 + Thành thị 7,9 2,5 1,9 + Nông thôn 29,1 18,6 13,6
+ Người kinh và người Hoa
20,8 10,6 6,5
+ Dân tộc thiểu số 52,0 41,8 41,5
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, năm 2004
Bảng 1.4: Tỷ lệ nghèo theo vùng giai đoạn 1998 - 2005 ĐVT: %
Chỉ tiêu 1998 2003 2005
- Đông Bắc 16,0 10,36 8,0
- Tây Bắc 20,0 14,88 12,0
- Đồng bằng sông Hồng 17,0 6,13 5,15
- Bắc Trung Bộ 20,0 13,23 10,5
- Duyên hải miền Trung 12,0 9,56 8,0
- Tây Nguyên 20,0 13,03 11,0
- Đông Nam Bộ 5,0 2,25 1,7
- Đồng bằng sông Cửu Long
17,0 7,40 6,7
Nguồn: Báo cáo thường niên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2006
Ở Việt Nam, theo tiêu chuẩn giai đoạn 2001 - 2005, tỷ lệ nghèo đã giảm từ 58,1% năm 1993 xuống một nửa vào năm 2002. Tuy nhiên, tỷ lệ nghèo ở nông thôn, nhóm các dân tộc thiểu số và các vùng đông dân cư còn rất cao. Điều đáng chú ý là số tương đối về người nghèo ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long không những không giảm mà còn có xu hướng tăng lên
Theo tiêu chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006 - 2010, ước tính vào cuối năm 2005, cả nước có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo, chiếm 22% số hộ toàn quốc. Vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là vùng Tây Bắc (46,7%) và Tây Nguyên (37,2%), thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ (8,5%) và Đồng bằng Sông Hồng (14,5%).
Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ hộ nghèo theo vùng năm 2005
46.7 31 31 14.5 35.3 22.6 37.2 8.5 17.4 22 0 10 20 30 40 50 MN TB MN ĐB ĐBSH BTB DH NTB TN ĐNB ĐBSCL BQ
Nguồn: Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã hội, 2005