Đánh giá tác động của vốn tín dụng đối với việc đầu tư TLS

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế (Trang 86 - 90)

2. Phân theo nguồn vốn

3.6.1. Đánh giá tác động của vốn tín dụng đối với việc đầu tư TLS

đầu tư TLSX

Đặc điểm của hộ nghèo thường không có hoặc có rất ít TLSX như chúng ta đã đề cập ở phần lý luận và thực tiễn, điều này xuất phát từ thu nhập thấp => tiết kiệm thấp => đầu tư thấp => năng suất thấp => thu nhập thập nên các hộ nghèo luôn thiếu TLSX và rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói.

Để giải quyết vòng luẩn quẩn này cần phải có bước đột phá, đó là làm thế nào để tăng năng suất lao động, nhưng để tăng năng suất lao động không còn cách nào khác đó là phải gia tăng đầu tư. Tăng đầu tư thì cần phải có vốn, việc được tiếp cậûn với vốn tín dụng chính là để giải quyết vấn đề quan trọng này.

Thực tế cho thấy vì không có hoặc có rất ít TLSX nên các hộ nghèo phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh ở quy mô nhỏ, bị động, tăng chi phí (do phải đi thuê ngoài) và mang lại năng suất lao động thấp.

Sơ đồ 3.2. Vòng luẩn quẩn của nghèo đói

Khi có vốn vay đại đa số hộ nghèo đều dành phần lớn khoản tiền vay đó cho đầu tư mua sắm các TLSX như mua cây trồng, vật nuôi, phân bón, sửa sang, nâng cấp chuồng trại... trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi; mua các nguyên vật liệu, công cụ, máy móc... trong sản xuất TTCN; mua hàng hóa, công cụ, phương tiện vận chuyển, nâng cấp cửa hàng, quán sá... trong kinh doanh hàng hóa dịch vụ.

Để xem xét mối quan hệ giữa mức vốn vay tín dụng với việc đầu tư mua sắm TLSX của các hộ nghèo chúng tôi sử dụng phương pháp hồi quy Least Squeres trong EVIEWS để giải thích quan hệ này.

Kết quả hồi quy cho thấy mối quan hệ giữa mức vốn vay bình quân/hộ và giá trị TLSX bình quân/hộ là có ý nghĩa thống kê

(Prob = 0,000). Tức là có mối quan hệ đồng biến giữa mức vốn

vay bình quân/hộ và giá trị TLSX bình quân/hộ. Điều này có ý nghĩa rằng khi mức vốn vay bình quân/hộ tăng lên thì giá trị TLSX bình quân/hộ cũng sẽ tăng lên. Hệ số hồi quy (Coefficent) = 0,611 có nghĩa rằng khi mức vốn vay bình quân/hộ tăng lên 1 triệu đồng thì giá trị TLSX bình quân/hộ có xu hướng tăng lên 0,611 triệu đồng với điều kiện các các yếu tố khác là như nhau, không thay đổi.

Với hệ số xác định R2 = 0,620, có nghĩa rằng 62% sự thay đổi của TLSX bình quân/hộ là do yếu tố vốn vay bình quân/hộ.

Đầu tư thấp Tiêu dùng thấp Tiết kiệm thấp Năng suất thấp

Bảng 3.10a: Mối quan hệ giữa vốn vay tín dụng và giá trị TLSX CHỈ TIÊU Độ lệch tiêu chuẩn Thống kê t Xác suất Hệ số chặn 33631.63 47322.76 0.710686 0.0042 Hệ số hồi quy 0.611382 0.051001 11.98773 0.0000 Hệ số xác định 0.620208 Trung bình biến phụ thuộc 528511.1 Hệ số xác định điều chỉnh 0.615892 Độ lệch chuẩn biến phụ thuộc 354130.3

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, phụ lục 5

Tương tự chúng ta xem xét mối quan hệ giữa mức vốn vay bình quân/lao động và giá trị TLSX bình quân/lao động. Kết quả hồi quy ở Bảng 3.10b cho thấy mối quan hệ đó là có ý nghĩa thống kê (Prob = 0,000) và mối quan hệ giữa mức vốn vay bình quân/lao động và giá trị TLSX bình quân/lao động có mối quan hệ đồng biến, trong trường hợp này hệ số hồi quy (Coefficent) = 0,505 có nghĩa rằng khi mức vốn vay bình quân/lao động tăng lên 1 triệu đồng thì giá trị TLSX bình quân/lao động tăng lên 0,505 triệu đồng trong điều kiện các yếu tố khác là giữ nguyên, không thay đổi.

Ta thấy mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập khá chặt chẽ. Với hệ số xác định R2 = 0,656, như vậy mức vốn vay bình quân/lao động giải thích 65,6% sự thay đổi của giá trị TLSX bình quân/lao động.

Bảng 3.10b: Mối quan hệ giữa vốn vay tín dụng và giá trị TLSX CHỈ TIÊU Độ lệch tiêu chuẩn Thống kê t Xác suất

Hệ số hồi quy 0.505154 0.038946 12.97047 0.0000 Hệ số xác định 0.656563 Trung bình biến phụ thuộc 289533.3 Hệ số xác định điều chỉnh 0.652660 Độ lệch chuẩn biến phụ thuộc 195396.0

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, phụ lục 6

Tóm lại, chúng ta thấy có mối quan hệ khá chặt chẽ giữa vốn vay tín dụng và giá trị TLSX (quan hệ cùng chiều). Khi hộ nghèo vay vốn tín dụng nhiều hơn thì họ sẽ đầu tư mua sắm TLSX nhiều hơn. Điều này là hoàn toàn hợp lý và được giải thích bởi hai lý do cơ bản sau:

- Thứ nhất, trước khi vay vốn hầu hết hộ nghèo không có

TLSX điều này đã được nêu trong phần lý luận và thực tế khi điều tra hộ nghèo ở huyện Hương Thủy, để đầu tư mua sắm TLSX họ cần có vốn, điều này có nghĩa rằng giá trị TLSX của người nghèo phụ thuộc vào mức vốn vay tín dụng.

- Thứ hai, đại đa số hộ nghèo khi vay vốn đều sử dụng

vốn đúng mục đích như đã cam kết ban đầu, có nghĩa rằng mục đích vay vốn của họ là để đầu tư mua sắm TLSX nhằm tạo ra công ăn việc làm và tăng năng suất lao động, tăng thu nhập. Tức là hành vi làm tăng giá trị TLSX là xảy ra.

Tuy nhiên, trong thực tế cũng có một tỷ lệ nhỏ là sử dụng vốn vay không đúng mục đích như cho tiêu dùng, hoặc trả nợ các khoản vay trước. Trong trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến kết quả của mối quan hệ đồng biến mà chúng ta đã phân tích.

Việc phân tích nội dung này rất có ý nghĩa quan trọng đối với xóa đói giảm nghèo, việc hộü nghèo được tiếp cận với vốn tín dụng đã tạo ra một bước đột phá ở vòng luẩn quẩn của nghèo đói, trong trường hợp này là tăng mức đầu để tăng năng suất lao động, tạo thêm nhiều công ăn việc làm để tiến tới tăng thu nhập, đây là cách cơ bản nhất để họ thoát nghèo.

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w