2. Phân theo nguồn vốn
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
Những thông tin phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu được thu thập từ 2 nguồn tài liệu sau đây:
- Tài liệu thứ cấp: Chủ yếu được thu thập ở Ngân hàng
Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức đoàn hội, niên giám thống kê, ở các tạp chí kinh tế như Nghiên cứu kinh tế, Kinh tế phát triển, trên mạng internet... Số liệu được thu thập từ năm 1999 đến năm 2005.
- Tài liệu sơ cấp: Nguồn số liệu, tài liệu sơ cấp được thu
thập qua việc điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp 90 hộ nghèo ở huyện Hương Thủy, thông qua phiếu điều tra (đính kèm phụ lục).
Phương pháp chọn mẫu của cuộc điều tra này là phương pháp chọn mẫu phân loại. Trên cơ sở huyện Hương Thủy có 11 xã và một thị trấn nằm ở hai vùng sinh thái khác nhau là vùng đồi núi và vùng đồng bằng ven biển, vì thế để đảm bảo tính đại diện chúng tôi chọn xã Thủy Phương đại diện cho vùng đồng bằng ven biển, xã Dương Hòa đại diện cho vùng miền núi và thị trấn Phú Bài. Sở dĩ chúng tôi chọn như vậy vì 2 xã trên và thị trấn có những đặc thù về sinh thái, điều kiện kinh tế xã hội khác nhau nên nó sẽ quyết định đến mục đích sử dụng vốn vay của các hộ nghèo và do đó nó tác động khác nhau đến thu nhập của hộ.
Theo UBND các xã và thị trấn cung cấp thì xã Thủy Phương có 159 hộ nghèo, xã Dương Hòa có 189 hộ và thị trấn Phú Bài
có 199 hộ nghèo. Vì thế, chúng tôi chọn ở mỗi xã và thị trấn là 30 hộ nghèo để điều tra (danh sách hộ nghèo do UBND xã, thị
trấn cung cấp trên cơ sở điều tra thực trạng hộ nghèo theo chuẩn mực nghèo đói mới vào tháng 4/2005). Trong thực tiễn thì
không phải hộ nghèo nào cũng vay vốn nên tất nhiên đối tượng điều tra của chúng tôi là những hộ nghèo có vay vốn và 30 hộ đó phải đại diện cho các thôn, khu phố ở các xã và thị trấn.