Cùng một ký hiệu đ−ờng nét đứt và đ−ờng nét liền để chỉ một trong hai khả năng

Một phần của tài liệu Khoa học công nghệ và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới – Kinh tế, chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 133 - 138)

Hình thức giao khoán quản lý

Cơ chế khoán quản lý hiện nay đã và đang đ−ợc thực hiện ở một số địa ph−ơng. Để thực hiện cơ chế khoán cần phải xây dựng hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật cho công tác quản lý vận hành công trình cho từng hệ thống công trình. Dựa vào các chỉ tiêu định mức, tính toán xác định mức chi phí hợp lý hợp lệ của từng hệ thống ở điều kiện khí hậu thời tiết bình th−ờng làm căn cứ xác định chi phí t−ới tiêu cho một hécta. Căn cứ vào kết quả sản xuất cuối cùng (số l−ợng và chất l−ợng dịch vụ t−ới tiêu) để xác định khoản thu của doanh nghiệp. Nhà n−ớc hỗ trợ cho nông dân thì Nhà n−ớc sẽ cấp bù phần chênh lệch cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp đ−ợc toàn quyền chủ động trong quản lý điều hành và tự chủ về tài chính. Đổi mới theo h−ớng này, chắc chắn doanh nghiệp thuỷ nông phải tăng c−ờng công tác quản lý để tiết kiệm chi phí, giải

BộNông nghiệp và phát triển

nông thôn

Cục Thuỷ lợi

Uỷ ban nhân dân huyện

Uỷ ban nhân dân xã Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

Uỷ ban nhân dân xã Chi cục Thuỷ lợi Tổ Thuỷ lợi Giao khoán Đặt hàng Đấu thầu Nhà n−ớc lựa chọn tổ chức cá nhân quản lý Hội dùng n−ớc 3 (Quản lý phần công trình của Hội) Hội dùng n−ớc 2 (Quản lý phần công trình của Hội) Hội dùng n−ớc 1 (Quản lý phần công trình của Hội) Cán bộ thuỷ lợi

động sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm, vì kết quả sản xuất, năng suất lao động là cơ sở để phân phối thu nhập, ng−ời lao động tốt sẽ có thu nhập cao và ng−ợc lại.

Hình thức đấu thầu quản lý

Mô hình quản lý theo hình thức đấu thầu quản lý là một mô hình mới, phù hợp với cơ chế thị tr−ờng và là một trong các hình thức đã đ−ợc nhiều n−ớc trên thế giới áp dụng đem lại hiệu quả cao, nhất là ở Trung Quốc. Tùy theo quy mô, phạm vi của từng hệ thống, từng tuyến kênh, từng trạm bơm và đặc điểm từng vùng, từng khu vực, v.v. để phân chia thành từng gói thầu quản lý. Các công ty, xí nghiệp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và các tổ chức cá nhân khác nếu có đủ điều kiện theo quy định đều đ−ợc tham gia đấu thầu quản lý các hệ thống công trình thuỷ lợi. Các cơ quan quản lý nhà n−ớc quy định các nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn nhà thầu thông qua ban hành quy chế đấu thầu, xây dựng trình tự tổ chức đấu thầu quản lý thủy nông và tiêu chuẩn đánh giá nhà thầu và cơ chế tài chính giữa Nhà n−ớc với nhà thầu. Cơ quan quản lý nhà n−ớc có thể thành lập các ban quản lý để đại diện cho chủ sở hữu trực tiếp quản lý giám sát các hoạt động của nhà thầu theo các tiêu chuẩn đã quy định trong hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu đã đ−ợc chấp thuận.

Quản lý theo mô hình đấu thầu sẽ xoá bỏ đ−ợc cơ chế "xin cho", xoá đ−ợc kiểu phân phối "cào bằng" cho ng−ời lao động. Thu nhập của ng−ời lao động do doanh nghiệp tự quyết định trên cơ sở năng suất và chất l−ợng sản phẩm. Có nh− vậy mới khơi dậy đ−ợc tính năng động sáng tạo, tự giác trong công việc và chắc chắn sẽ xoá bỏ đ−ợc tình trạng "lãn công" nh− hiện nay. Kết quả hoạt động của nhà thầu là cơ sở để đánh giá trình độ năng lực cán bộ quản lý doanh nghiệp sẽ là động lực thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất và quản lý. Quản lý theo mô hình đấu thầu là huy động đ−ợc các thành phần kinh tế cùng tham gia, là xu h−ớng có tính −u việt và phù hợp với nền kinh tế thị tr−ờng đang đ−ợc nhiều n−ớc áp dụng.

Đối với tổ chức thuỷ nông cơ sở

Mở rộng vai trò tham gia của cộng đồng ng−ời h−ởng lợi theo ph−ơng thức độc lập và tự chủ. Tr−ớc mắt, các tuyến kênh hoặc công trình nhỏ có diện tích t−ới d−ới 500 ha thì giao cho cộng đồng tự quản lý và để họ lựa chọn hình thức tổ chức quản lý thích hợp, tự quy định nội dung, ph−ơng thức hoạt động và tự trang trải chi phí trên cơ sở phù hợp với luật pháp hiện hành, phong tục tập quán tại địa ph−ơng. Nhà n−ớc chỉ quy định mức thu thuỷ lợi phí trong phần Nhà n−ớc quản lý. Mức thu thuỷ lợi phí trong phạm vi quản lý của ng−ời h−ởng lợi do cộng đồng ng−ời h−ởng lợi quyết định. Tổ chức thuỷ nông cơ sở nên chuyển sang hoạt động theo mô hình

Hội dùng n−ớc. Hội dùng n−ớclà một tổ chức cộng đồng, gồm các hộ nông dân sử dụng n−ớc t−ới tiêu trong cùng một tuyến kênh, một khu vực tự nguyện kết hợp lại với nhau cùng thực hiện nhiệm vụ quản lý vận hành, phân phối n−ớc nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho các thành viên. Hội dùng n−ớc có thể trực tiếp quản lý công trình thông qua bộ máy do các hội viên bầu ra hoặc thuê tổ chức cá nhân đứng ra nhận khoán quản lý. Để phát huy sức mạnh của cộng đồng, bảo đảm quyền đ−ợc tham gia của hội viên và tham gia có hiệu quả thì ngoài việc bảo

đảm “vị trí bình đẳng, dân chủ “ còn phải tạo một cơ sở ràng buộc để gắn với lợi ích của từng ng−ời buộc họ phải thực sự quan tâm đến hoạt động của hội vì nó có ảnh h−ởng đến quyền lợi. Hoạt động của Hội nh− hình thức của một tổ chức phi chính phủ không vì mục tiêu lợi nhuận.

Một số kiến nghị về đổi mới cơ chế chính sách quản lý thuỷ lợi

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình thuỷ lợi thì công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, phân tích đánh giá hiện trạng về tổ chức và quản lý, đề xuất ph−ơng án đổi mới cơ chế tổ chức và quản lý công trình thuỷ lợi là nhiệm vụ hết sức cần thiết và cấp bách. Chúng tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau:

Một là: Bộ cần hình thành một ch−ơng trình đổi mới cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình thuỷ lợi, nh− đã thực hiện ở các ch−ơng trình đổi mới trong nông nghiệp để tạo b−ớc đột phá trong quản lý nh− khoán 10, khoán 100 tr−ớc đây. Bố trí nguồn kinh phí thích hợp và phân giao trách nhiệm rõ ràng cho tổ chức, cá nhân thực hiện và chịu trách nhiệm tr−ớc Bộ tr−ởng, phân giao trách nhiệm phải đúng ng−ời đúng việc, th−ờng xuyên báo cáo kết quả thực hiện và xin ý kiến của Bộ về các vấn đề mang tính chủ tr−ơng ở tầm quản lý vĩ mô.

Tập trung nghiên cứu giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong thực tiễn nh− cơ chế đầu t− xây dựng các công trình thuỷ lợi. Chi đầu t− những công trình khi đã minh chứng rõ ràng hiệu quả kinh tế, xã hội. Coi trọng khâu đánh giá hiệu quả của dự án tr−ớc khi quyết định đầu t−, coi đánh giá hiệu quả là khâu quan trọng nhất trong báo cáo đầu t− hoặc trong dự án đầu t− . Chỉ quyết định đầu t− khi đã minh chứng rõ tính hiệu quả kinh tế, xã hội của công trình. Nên giao cơ quan chuyên môn về kinh tế thực hiện việc đánh giá hoặc thẩm định hiệu quả của dự án, cơ quan lập hoặc thẩm định dựa án phải chịu trách nhiệm tr−ớc pháp luật về hiệu quả của công trình.

Xây dựng cơ chế đầu t− xây dựng các công trình đa mục tiêu nh− cơ chế chính sách đầu t−, cơ chế chính sách góp vốn huy động vốn của các thành phần kinh tế, cơ chế quản lý vận hành và phân phối lợi nhuận, v.v..

Hai là: Cần thể chế hoá một số quy định về quản lý thuỷ nông phù hợp với nguyên tắc quản lý kinh tế và sự vận động của nó trong cơ chế thị tr−ờng nh− phải coi n−ớc t−ới tiêu từ công trình thuỷ lợi là hàng hoá thì nó phải có giá, ai sử dụng dịch vụ t−ới tiêu thì ng−ời đó phải trả tiền, theo nguyên tắc dùng nhiều trả nhiều, dùng ít trả ít. Nhà n−ớc hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp bằng việc quy định giá bán thấp hơn giá thành thì Nhà n−ớc phải bù chênh lệch cho doanh nghiệp, mức cấp bù phải giới hạn trong một phạm vi khối l−ợng sản phẩm nhất định. Nhà n−ớc hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp (nông dân) phải bảo đảm nguyên tắc công bằng, vùng nào khó khăn nhiều thì hỗ trợ nhiều, vùng nào khó khăn ít thì hỗ trợ ít, không phân biệt nơi có công trình Nhà n−ớc hay không có công trình Nhà n−ớc. Nên chuyển hình thức hỗ trợ gián tiếp nh− hiện nay sang hình thức hỗ trợ trực tiếp, nghĩa là Nhà n−ớc cấp bù trực tiếp cho

doanh nghiệp. Làm nh− vậy sẽ tránh đ−ợc việc gian dối trong kê khai xin cấp bù ở các doanh nghiệp thuỷ nông hiện nay.

Ba là: Thống nhất hoá cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý nhà n−ớc về thuỷ lợi từ trung −ơng đến địa ph−ơng để bảo đảm tính thống nhất trong việc thực thi chủ tr−ơng, chính sách của Nhà n−ớc. Quy định rõ phân cấp, phân quyền trong quản lý thuỷ nông, tránh tình trạng mỗi nơi làm một kiểu. Đối với doanh nghiệp thuỷ nông hoạt động phải tuân thủ đúng luật doanh nghiệp, tránh tình trạng hoạt động nửa vời đẻ ra cơ chế quản lý “cửa quyền”. Thực hiện cơ chế tuyển chọn giám đốc, thuê giám đốc nh− dự kiến sửa đổi Luật doanh nghiệp Nhà n−ớc để nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính chủ động sáng tạo và gắn quyền lợi với trách nhiệm, kể cả đối với số cán bộ công nhân viên thuỷ nông hiện nay.

Bốn là: Nên nghiên cứu chính sách bảo hiểm cho các doanh nghiệp thuỷ nông, Hội dùng n−ớc và kể cả hộ dùng n−ớc khi gặp các rủi ro nh− bão lụt làm h− hỏng công trình, thiên tai mất mùa.

Tμi liệu tham khảo

1. Trung tâm NC kinh tế(2003) "Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu về đổi mới cơ chế quản lý

thuỷ nông”.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2001), “Luật tài nguyên n−ớc, Tuyển chọn một số văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên n−ớc.

3. Bộ Thuỷ lợi (1995), Năm m−ơi năm thuỷ lợi - những chặng đ−ờng, Nxb. Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

4. Cục Quản lý n−ớc và Công trình thuỷ lợi, Báo cáo kết quả thực hiện dự án điều tra cơ bản

thực trạng tổ chức thuỷ nông cơ sở 2001 và 2002.

5. Nguyễn Đình Ninh (2002), “Sử dụng n−ớc cho nông nghiệp, một số vấn đề đặt ra cho tài nguyên n−ớc và thuỷ lợi” Thông tin chuyên đề khoa học-công nghệ-kinh tế nông nghiệp và

phát triển nông thôn (2), tr. 6-8.

6. Nguyễn Xuân Tiệp (2002), “Một số bài học kinh nghiệm qua nghiên cứu công tác quản lý

thuỷ nông ở Nê Pan”, Tài nguyên n−ớc (3), tr.26-28.

7. Nguyễn Đình Thịnh (2000), “Đẩy mạnh việc củng cố và phát triển thuỷ nông ở cấp cơ sở có

sự tham gia của nông dân ”, Tạp chí Thuỷ lợi (332), tr.5-6.

8. Douglas L.Vermillion and Juan A. Sagardoy (1999), Transfer of Irrigation management

services, International Irrigation Management Institute.

9. Enrique Palacios-Velez (1994), Performance of Water Users Associations in the Operation

and Maintenance of Dicstricts in Mexico, in International Conference on Irrigation

10. Mark Svendsen and Douglas L.Vermillion (1996), Results Of Irrigation Management

Transfer In Columbia Basin Project, USA, International Irrigation Management Institute.

11. Ministry of Water Resources, P.R.China and The World Bank (2002), Participatory

Irrigation Management, Proceedings of The sixth International Seminar on PIM, April 2002,

Chịu trách nhiệm xuất bản Trịnh thúc huỳnh

Chịu trách nhiệm nội dung TS. Lê Minh Nghĩa

Biên tập nội dung: Ban kinh tế Biên tập kỹ, mỹ thuật: Xuân Bình Trình bày bìa: Nguyễn Ph−ơng Mai Chế bản vi tính: phạm thị xuân bình

Sửa bản in: Ban kinh tế

Đọc sách mẫu: Ban kinh tế

3.333.2 Mã số:

CTQG-2005

In 540 cuốn, khổ 21x31cm, tại Trung tâm in tranh tuyên truyền cổ động. Giấy phép xuất bản số: 12-897/CXB-QLXB, cấp ngày 9 tháng 6 năm 2005. In xong và nộp l−u chiểu tháng 6 năm 2005.

Một phần của tài liệu Khoa học công nghệ và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới – Kinh tế, chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 133 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)