hình thành và phát triển mô hình kinh tế - xã hội nông thôn mới
3.1. Chủ thể và khách thể quản lý
3.1.1 Chủ thể quản lý: Bộ máy công quyền Luật pháp
Công chức.
3.1.2. Khách thể quản lý: Các tổ chức vì lợi nhuận
Các tổ chức phi lợi nhuận.
3.2. Hệ thống pháp luật:
3.2.1. Chính sách ruộng đất
- Đa dạng hóa chủ sở hữu ruộng đất và trao quyền định đoạt của chủ sở hữu đối với đất đai - Tích tụ ruộng đất để tạo lập các trang trại áp dụng công nghệ cao và đạt hiệu quả kinh tế cao. - Nhà n−ớc chỉ quản lý mục đích sử dụng đất theo quy hoạch đã đ−ợc cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
- Giá cả thuê và bán đất do cung - cầu quyết định.
- Nhà n−ớc mua lại đất nông nghiệp theo giá thị tr−ờng rồi giao cho các chủ đầu t− xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phi lợi nhuận, cho thuê hoặc bán, theo ph−ơng thức đấu giá đất, cho các chủ đầu t− xây dựng công trình vì lợi nhuận.
3.2.2. Chính sách phát triển kinh tế thị tr−ờng nhiều thành phần trong nông nghiệp
Các trang trại và các tổ chức kinh doanh chế biến, buôn bán nông sản, các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn thuộc các loại hình khác nhau, đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp, luật doanh nghiệp nhà n−ớc, Luật hợp tác xã và Nghị định 02/CP-2000 ngày 3-2-2000 của Chính phủ về kinh tế cá thể và hoạt động theo các Luật và Nghị định nói trên.
Chính sách khuyến khích của nhà n−ớc không theo loại hình doanh nghiệp mà theo ngành hàng và vùng kinh tế. Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại đồng nghĩa với chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nông nghệp.
3.2.3. Chính sách tín dụng
- Ngân hàng th−ơng mại cũng là nhà đầu t−, chia xẻ lợi nhuận và rủi ro với ng−ời đi vay để đầu t− kinh doanh.
- Lãi suất do quan hệ cung - cầu quy định.
- Căn cứ cho vay: dự án đầu t−, hợp đồng sản xuất - bao tiêu sản phẩm và uy tín của ng−ời vay. - Cho vay "sỉ" và cho vay "tay ba" giữa doanh nghiệp và nhà nông, cơ sở sản xuất tiểu thủ công
nghiệp và hợp tác xã, tổ hợp tác của họ.
3.2.4. Chính sách đầu t− tài chính của nhà n−ớc
3.2.4.1. Lập, thẩm định dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nông thôn 3.2.4.2. Đầu t− xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế
Chỉ đầu t− cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế phi lợi nhuận; chú trọng đầu t− cho
giao thông thủy, đầu t− duy tu bảo d−ỡng, hoàn chỉnh công trình đã có, đầu t− công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi tr−ờng.
Ngân sách nhà n−ớc không đầu t− cho công trình kết cấu hạ tầng vì mục tiêu kinh doanh (lợi nhuận) nh− công trình điện, b−u chính - viễn thông....
3.2.4.3. Đầu t− xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội và phát triển nguồn nhân lực.
- Bình đẳng giữa thành thị và nông thôn trong đầu t− xây dựng các cơ sở kết cấu hạ tầng xã hội từ vốn ngân sách nhà n−ớc (Tr−ờng học, bệnh viện,…).
- Đầu t− phát triển nguồn nhân lực, tạo ra đội ngũ doanh nhân trong nông nghiệp, nông thôn, những "thanh nông tri điền", đóng vai trò quyết định sự nghiệp phát triển nông thôn.
3.2.5. Chính sách thuế.
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với đất thuộc sở hữu nhà n−ớc: nhà n−ớc cho thuê hay bán đất cho cá nhân và tổ chức kinh doanh nông nghiệp nên không còn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Các trang trại và các tổ chức kinh doanh phi nông nghiệp ở nông thôn đăng ký kinh doanh theo luật hiện hành phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nh−ng mức thuế có thể thấp hơn các ngành khác, tùy theo mặt hàng và vùng địa lý - kinh tế.
- Không thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với trang trại gia đình vì không có hiệu quả. - Không thu thuế đối với hoạt động dịch vụ của hợp tác xã cho trang trại của xã viên.
- Không thu thuế giá trị gia tăng đối với nông sản trong khâu trang trại bán cho các tổ chức l−u thông và chế biến.
3.3. Hệ thống quản lý và dịch vụ công:
3.3.1. Thành lập ch−ơng trình quốc gia phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.
3.3.2. Thiết lập mô hình dịch vụ công "Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng - Đào tạo và Khuyến nông" trên mỗi vùng, tiểu vùng nông nghiệp sinh thái, đến các làng xã.
KếT LUậN Vμ KIếN NGHị 1. Kết luận
Dù muốn hay không, các mô hình phát triển nông thôn mới cũng xuất phát từ làng tiểu nông với t− cách là một đơn vị kinh tế - xã hội đã tồn tại lâu đời, cùng với những truyền thống tích cực và tiêu cực của nó. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn sẽ từng b−ớc giải thể làng tiểu nông khép kín, chuyển sang làng mở theo kiểu cụm làng, tiểu vùng kinh tế nông thôn, phi làng xã, làm xuất hiện các mô hình phát triển mới đa dạng về hình thức và trình độ, cao hơn mô hình làng xã, nhờ kế thừa truyền thống tốt đẹp và tiếp nhận những giá trị mới của thời đại. Nhà n−ớc với chính sách quản lý vĩ mô đúng đắn bao giờ cũng là "bà đỡ mát tay" cho sự ra đời của mọi mô hình phát triển kinh tế - xã hội mới.
2. Kiến nghị
1. Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn đề tài này.
2. Nghiên cứu thể chế hóa các đề xuất, kết quả nghiên cứu của đề tài này và chỉ đạo thí điểm ở 14 xã đã đ−ợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn.
3. Đổi mới cơ chế quản lý khoa học của Nhà n−ớc theo h−ớng tôn trọng và xác lập quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tập thể ban chủ nhiệm đề tài.