- Nâng cao vai trò của nông dân, giúp phát triển mạng l−ới khuyến nông tự nguyện
6. Kết luận và đề nghị
6.1 Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu đã trình bày ở trên có thể rút ra một số kết luận sau:
6.1.1. Đồng bằng sông Hồng là vùng có mức độ manh mún đất đai nông nghiệp lớn thứ 2 trong số 7 vùng kinh tế ở n−ớc ta với trung bình 8,6 thửa/hộ, (sau trung du, miền núi Bắc Bộ). Mức độ manh mún ở các tỉnh trong vùng cũng có sự khác biệt đáng kể, thấp nhất 5,7 thửa/hộ (Nam Định) và cao nhất 11 thửa (Hải D−ơng). Diện tích thửa nhỏ nhất 10 - 20 m2 và thửa lớn nhất có diện tích 5.868 m2. Trong các loại cây trồng, đất
trồng cây hàng năm có mức độ manh mún cao hơn cây lâu năm, đất có hiệu quả kinh tế càng cao, mức độ manh mún càng lớn.
6.1.2. Tình trạng manh mún đất đai đang là cản trở đối với quá trình chuyển dịch từ nền sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá, theo đó đã cản trở không nhỏ đến sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và đ−ợc coi là mâu thuẫn. Do vậy, cần tổ chức triển khai giải quyết sớm vấn đề nói trên nhằm tạo ra động lực mới cho quá trình hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
6.1.3.Quá trình khắc phục tình trạng manh mún đất đai đã đ−ợc triển khai ở 9 trong số 11 tỉnh nh−ng chỉ có 50 huyện trong số 96 huyện có đất nông nghiệp, 766 xã trong số 2.011 xã ở đồng bằng sông Hồng, chiếm 38% số xã trong vùng. Kết quả thực hiện ở các tỉnh cho thấy đã giảm số thửa bình quân trên hộ từ 8,5 thửa/hộ xuống 4,9 thửa/hộ, t−ơng ứng 59,8%, diện tích bình quân một thửa tăng từ 294 m2 lên 579 m2 (tăng 1,96 lần). Trong các huyện đã khắc phục tình trạng manh mún đất đai ở đồng bằng sông Hồng thì Khoái Châu, tỉnh H−ng Yên là huyện đạt kết quả tốt nhất với 2,7 thửa/hộ. Bắc Ninh là tỉnh đã hoàn thành dồn điền, đổi thửa nh−ng mức độ manh mún vẫn còn rất cao với 7 thửa/hộ.
6.1.4. Dồn điền, đổi thửa nhằm khắc phục tình trạng manh mún đất đai trong nông nghiệp là một công việc hết sức phức tạp, đụng chạm đến quyền lợi của hàng triệu hộ nông dân. Do vậy, cần có sự thống nhất về chủ tr−ơng từ Trung −ơng đến địa ph−ơng và phải đ−ợc thể chế hoá bằng các văn bản cụ thể. Đồng thời, phải thực hiện tốt 6 giải pháp đã trình bày ở trên, các giải pháp này có quan hệ mật thiết với nhau.
6.1.5.Dồn điền, đổi thửa nhằm khắc phục tình trạng manh mún đất đai hoàn toàn có thể thực hiện đ−ợc do phù hợp với nguyện vọng của đại bộ phận nông dân. Tuy nhiên, cần có sự tham gia của các ban, ngành Trung −ơng và địa ph−ơng, mặt khác, cần có sự hỗ trợ tài chính của Nhà n−ớc về các mặt t− liệu bản đồ, hoàn thiện hồ sơ địa chính và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
6.1.6.Dồn điền, đổi thửa đ−ợc coi là b−ớc thấp của quá trình tập trung đất đai do diện tích đất bình quân trên nhân khẩu thấp và quy mô diện tích đất của mỗi hộ gia đình rất nhỏ. Với quy mô này sau khi dồn điền, đổi thửa vẫn đang còn là hạn chế đối với quá trình chuyển dịch từ nền sản xuất tự cấp và tự túc sang sản xuất hàng hoá. Do vậy, Nhà n−ớc cần có chính sách đất đai hợp lý để xúc tiến quá trình tập trung đất đai, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp.
6.2. Đề nghị
6.2.1. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiến nghị Chính phủ có chỉ thị về việc
dồn điền, đổi thửa gửi Tỉnh uỷ, Thành uỷ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung −ơng để tổ chức triển khai công tác này trên địa bàn.
và Đầu t−, Bộ Tài nguyên và Môi tr−ờng, Bộ Tài chính. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi tr−ờng là th−ờng trực. Ban chỉ đạo ban hành thông t− liên tịch h−ớng dẫn về việc dồn điền, đổi thửa và chỉ đạo thực hiện cho đến khi hoàn thành công việc.
Tμi liệu tham khảo