Tại sao phải phát triển hợp tác xã chuyên ngành trong tình hình hiện nay ?

Một phần của tài liệu Khoa học công nghệ và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới – Kinh tế, chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 54 - 55)

Trong quá trình hội nhập thị tr−ờng quốc tế và cả thị tr−ờng trong n−ớc, sản xuất nông nghiệp đang đứng tr−ớc thử thách về giảm giá thành, chất l−ợng phù hợp thị tr−ờng, tính đồng đều chất l−ợng sản phẩm, khả năng cung ứng ổn định, giảm chi phí giao dịch trong quá trình th−ơng mại hoá sản phẩm. Những yêu cầu này đòi hỏi sự liên kết nông dân theo cùng ngành nghề, cùng lĩnh vực sản xuất để hợp tác trả lời các đòi hỏi của thị tr−ờng. Các hợp tác xã hiện nay không thể đáp ứng đ−ợc yêu cầu này. Kinh nghiệm của các n−ớc cho thấy chỉ phát triển các hợp tác xã chuyên ngành có trình độ chuyên môn hoá và chuyên nghiệp hoá cao thì mới giúp các nông hộ tham gia vào thị tr−ờng có hiệu quả trong bối cảnh mới. Từ năm 1998, Bộ môn Hệ thống nông nghiệp Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu thử nghiệm thành công loại hình hợp tác xã chuyên ngành mới này trên nhiều loại hình sản xuất

nh− chăn nuôi lợn, chăn nuôi ba ba, lúa chất l−ợng cao… tại nhiều tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. Mô hình hợp tác xã chuyên ngành không v−ợt ra ngoài phạm vi của Luật hợp tác xã, nh−ng nó góp phần làm rõ hơn bản chất và định h−ớng của hợp tác xã. Qua nghiên cứu, chúng tôi đã phát triển lý luận về hợp tác xã chuyên ngành ở Việt Nam có bản chất nh− sau.

Hợp tác x chuyên ngành là gì ?

1. Mô hình hợp tác xã chuyên ngành là tổ chức của những ng−ời sản xuất cùng một sản phẩm, không phụ thuộc nhiều vào ranh giới hành chính. Mọi nông dân có cùng mục tiêu và điều kiện sản xuất một nông sản nào đó đều có thể liên kết xây dựng hợp tác xã chuyên ngành, hay áp dụng nguyên tắc này.

2. Hợp tác xã chuyên ngành là một tổ chức kinh tế tập thể, giúp đỡ các nông hộ thành viên hạch toán kinh doanh. Hợp tác xã chỉ là một tổ chức điều phối các hoạt động kinh tế tập thể giữa các nông hộ về sản xuất, dịch vụ đầu vào, đầu ra, tín dụng... hợp tác xã không bán dịch vụ cho các xã viên. Lợi ích tham gia hợp tác xã là do lợi ích từ các hoạt động tập thể mang lại, 3. Không có khái niệm lãi của hợp tác xã, mà lãi của các thành viên tham gia hợp tác xã là

th−ớc đo sự thành công của hợp tác xã. Với quan điểm này thì chúng ta phải đánh giá về lãi và vốn của các nông hộ khi tham gia hoạt động hợp tác xã.

4. Thành viên hợp tác xã là một nông hộ chứ không phải là một cá nhân. Trong thực tế các hoạt động kinh tế của nông hộ không phải của cá nhân nào mà là lợi ích chung của toàn bộ các cá nhân trong nông hộ. Do vậy, tham gia hợp tác xã phải đ−ợc sự đồng ý của cả nông hộ.

5. Thành viên hợp tác xã đ−ợc h−ởng lãi từ hợp tác xã tuỳ theo mức độ tham gia hoạt động chung, phần lãi do kinh doanh tập thể của hợp tác xã đ−ợc gọi là dịch vụ phí thừa đ−ợc chia cho xã viên sau khi đã trừ chi phí.

6. Hợp tác xã hoạt động dựa trên cơ sở xây dựng chất l−ợng sản phẩm cao với một quy trình sản

xuất tập thể. Hợp tác xã có th−ơng hiệu về sản phẩm của mình.

7. Hợp tác xã xây dựng điều lệ dựa theo điều lệ mẫu của Luật hợp tác xã. Nông dân thực sự đ−ợc lựa chọn đại diện của mình thông qua khả năng xây dựng ph−ơng án sản xuất và điều phối hoạt động tập thể của ban chủ nhiệm hợp tác xã lâm thời. Do đã có tổ, nhóm, hợp tác xã lâm thời nên nông dân có thể chủ động, tự chủ tiến hành xây dựng hợp tác xã.

Vai trò của hợp tác x chuyên ngành với sản xuất nông hộ

Một phần của tài liệu Khoa học công nghệ và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới – Kinh tế, chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)