Hợp tác x∙ chuyên ngành chăn nuôi lợn chất l−ợng cao tại Nam Sách (Hải D−ơng)

Một phần của tài liệu Khoa học công nghệ và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới – Kinh tế, chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 57 - 59)

- Nâng cao vai trò của nông dân, giúp phát triển mạng l−ới khuyến nông tự nguyện

4- Xây dựng các mô hình hợp tác xã chuyên ngành của bộ môn Hệ thống nông nghiệp

4.1. Hợp tác x∙ chuyên ngành chăn nuôi lợn chất l−ợng cao tại Nam Sách (Hải D−ơng)

Từ năm 1998, bộ môn Hệ thống nông nghiệp bắt đầu nghiên cứu thử nghiệm xây dựng hợp tác xã chuyên ngành chăn nuôi lợn nạc với các giống ngoại thuần hay 3/4 máu ngoại. Quá trình xây dựng đ−ợc bắt đầu với việc giúp các hộ chăn nuôi, trung bình 10-20 con/lứa, tại Thôn La (xã Hợp Tiến, Nam Sách, Hải D−ơng) liên kết thành nhóm sản xuất. Từ một nhóm sản xuất đã phát triển thành 18 nhóm, trong đó có 04 nhóm liên kết thành hợp tác xã chuyên ngành chăn nuôi Nam Sách vào cuối năm 2002, đây là hợp tác xã chuyên ngành đầu tiên. Quá trình liên kết này đã góp phần giảm chi phí sản xuất từ 25-30% do kiểm soát dịch bệnh, mua dịch vụ đầu vào tập thể và tăng giá bán 15-20% do sản phẩm đồng đều và chất l−ợng ổn định. Ngoài ra, ng−ời mua cũng giảm chi phí thu gom, phân loại (chi phí giao dịch) khoảng 20%. Hợp tác xã đã giúp nông dân giảm rủi ro sản xuất, đặc biệt là do tổ chức đ−ợc dịch vụ thú y chung. Nông dân đã mạnh dạn đầu t− cho sản xuất, hình thành một đối tác sản xuất tin t−ởng cho các công ty và đại lý thức ăn gia súc, các tác nhân đầu ra, ngân hàng… Mặt khác, hợp tác xã còn giúp hình thành một cộng đồng nông dân chuyên nghiệp tại nông thôn có ý nghĩa cao trong kinh tế thị tr−ờng và hội nhập.

Các hội nông dân, chính quyền của các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Hà Tây... đã thăm quan mô hình và đang nhân rộng tại địa ph−ơng mình. Hiện bộ môn Hệ thống nông nghiệp đang hoàn chỉnh tài liệu đào tạo và t− vấn mô hình này nhằm nhân rộng cho các địa ph−ơng có nhu cầu.

Hiện nay tại Hải D−ơng, đã có 9 hợp tác xã chăn nuôi chuyên ngành đ−ợc thành lập và 15 hợp tác xã chăn nuôi lâm thời. Các hợp tác xã này đang liên kết để xây dựng Liên hiệp hợp tác xã chăn nuôi Nam Sách, có x−ởng chế biến chung, th−ơng hiệu sản phẩm riêng trên thị tr−ờng. Mô hình đã đ−ợc nhân rộng ra các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng, đã khẳng định xu thế phát triển các hợp tác xã chuyên ngành trong vùng. Mỗi hợp tác xã có trung bình khoảng 20 hộ xã viên. quy mô chăn nuôi từ 20 đến 100 lợn thịt/hộ/năm.

Bảng 1: Các hợp tác xã chuyên ngành đ−ợc thành lập tại các tỉnh (đến 10-3-2004)

STT Tỉnh Số hợp tác xã

chuyên ngành Ghi chú

1 Hải D−ơng 9 Chuyên ngành: 6 chăn nuôi, 1 thú y và 2 thuỷ sản (1 nuôi cá và 1 nuôi ba ba)

2 Bắc Giang 2 Chuyên ngành chăn nuôi

3 Hà Tây 1 Chuyên ngành chăn nuôi

4 Bắc Ninh 8 Chuyên ngành chăn nuôi

5 Phú Thọ 3 Chuyên ngành thuỷ sản (nuôi cá)

6 Bắc Kạn 1 Hiệp hội thú y t− nhân huyện Chợ Đồn

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế cấp vùng: Huyện Nam Sách cũng nh− tỉnh Hải D−ơng, thông qua phong trào liên kết nông dân chăn nuôi lợn tiếp cận thị tr−ờng, đã tạo ra một phong trào chăn nuôi lợn chất l−ợng cao. Tính hiệu quả mô hình này đã góp phần khuyến khích nông dân đầu t− vào chăn nuôi lợn. Quá trình này đã góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế trồng trọt/ chăn nuôi của địa ph−ơng.

- Chuyển đổi cơ cấu thu nhập nông hộ: các hộ nông dân thông qua các hoạt động hợp tác đã phát triển theo h−ớng chuyên môn hoá chăn nuôi lợn. Cơ cấu thu nhập chăn nuôi so với tổng thu nhập nông hộ đã tăng từ 20-30% năm 1997 (tr−ớc khi thành lập hợp tác xã) lên 70% năm 2003. Chăn nuôi đã trở thành sản xuất chính trong nhiều hộ nông dân thuộc các tổ nhóm và hợp tác xã chăn nuôi chuyên ngành.

Hiệu quả kinh tế cao thông qua liên kết tập thể nhóm, hợp tác xã chuyên ngành

Bảng 2: So sánh giữa vay vốn của các thành viên hợp tác xã và ngoài hợp tác xã Nông dân ngoài

hợp tác xã

Nông dân tham gia hợp tác xã - Hình thức - Chi phí - Số l−ợng vốn và điều kiện đ−ợc vay Từng nông dân Tốn thời gian < 10 triệu > triệu thế chấp

Đại diện (Ban quản trị hợp tác xã) Chi phí thấp hơn

20-30 triệu không phải thế chấp

Nguồn: Số liệu theo dõi của bộ môn Hệ thống nông nghiệp (2003)

Hộ nông dân, nhờ vào uy tín và tính ổn định trong hoạt động của hợp tác xã chuyên ngành mà có thể vay tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn với mức vay cao hơn, khoảng 20-30 triệu đồng/hộ. Số vốn này đ−ợc coi nh− vốn của các hộ nông dân góp vào sử dụng chung trong các hoạt động dịch vụ của hợp tác xã.

Hoạt động tập thể trong hợp tác xã cũng giúp hộ nông dân có điều kiện về dịch vụ để áp dụng kỹ thuật chăn nuôi lợn ngoại, mà các hộ nông dân quy mô nhỏ đơn lẻ khó áp dụng đ−ợc. Hộ nông dân có giá thành sản xuất rẻ hơn, giá bán cao hơn, qua đó cải thiện đ−ợc hiệu quả chăn nuôi. Thu nhập từ chăn nuôi của các hộ thành viên hợp tác xã có thể đến 25-30 triệu đồng/năm.

Bảng 3: So sánh hiệu quả của 2 hình thức chăn nuôi truyền thống và chăn nuôi hợp tác xã của hộ nông dân (Giá tháng 6 năm 2003)

Chăn nuôi truyền thống (lợn F1)

Chăn nuôi trong nhóm,

hợp xã (lợn ngoại)

Quy mô chăn nuôi (con/hộ/năm) 4 -5 150

Giá thành của 1 kg thịt hơi (đồng) 10.500 9.500

Giá bán của 1 kg thịt hơi (đồng) 11.000 12.000

Lãi của 1 kg thịt hơi (đồng) 500 2.500

Tổng lãi từ CN lợn/hộ (triệu đồng) 1,5 25,0 - 30,0

Cơ cấu thu nhập từ CN (%) 30 70

Tổng thu nhập của hộ (triệu đồng) - 45

Nếu so sánh mức thu của hợp tác xã từ dịch vụ phí thừa của 1 hợp tác xã sau 9 tháng hoạt động là 240 triệu. Tuy vậy, nhờ sử dụng các dịch vụ của hợp tác xã, các xã viên đã tăng lãi đ−ợc 300 triệu đồng, cao hơn mức thu trực tiếp của hợp tác xã. Nh− vậy, để đánh giá đúng hiệu quả của hoạt động hợp tác xã, ta phải tính tổng cả hai khoản trên là 540 triệu đồng.

Bảng 4: Tổng hợp thu nhập từ các hoạt động tập thể của hợp tác xã sau 9 tháng

Chỉ tiêu Thành tiền (000 đ)

Lãi từ hoạt động mua chung cám công nghiệp 76.000

Lãi từ hoạt động mua chung ngô, cám gạo 38.000

Lãi từ hoạt động mua chung con giống 3.500

Từ hoạt động mua thuốc thú y 9.000

Từ hoạt động vác xin 6.700

Từ hoạt động t− vấn thú y (thiệt hại hộ tham gia: 17000đ, hộ không tham gia:

36000 đ) 55.000

Từ hoạt động bán chung sản phẩm 52.000

Tổng dịch vụ phí thừa của hp tc x 240.000

Lãi trực tiếp của nông dân khi tham gia hợp tác xã (lãi do các hoạt động tập thể mang lại nh− mua cám rẻ, ít dịch bệnh, bán đắt hơn, hiệu quả sản xuất cao hơn...)

300.000

Tổng lãi từ hoạt động tập thể của hợp tác xã 540.000

Nguồn: Số liệu theo dõi của Bộ môn Hệ thống nông nghiệp (2003)

Một phần của tài liệu Khoa học công nghệ và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới – Kinh tế, chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)