Quan điểm về nguyên tắc quan hệ giữa hợp tác xã và hộ nông dân trên thế giớ

Một phần của tài liệu Khoa học công nghệ và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới – Kinh tế, chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 52 - 53)

Nhà kinh tế học Nga Tchayanov, cha đẻ của kinh tế hộ nông dân, Chủ tịch Liên hiệp hợp tác xã Nga sau Cách mạng Tháng M−ời đã định nghĩa hợp tác xã nh− sau: "Hợp tác xã là hiệp hội của các hộ nông dân, trong hợp tác xã chỉ xã hội hóa một phần sản xuất, chính phần mà sản xuất lớn có −u thế hơn sản xuất nhỏ. Quá trình này có thể thực hiện mà không thay thế tổ chức lao động của hộ nông dân, bằng cách tách ra các ngành và các hoạt động mà sự liên hiệp lại trên nguyên tắc hợp tác sẽ cho hiệu quả kinh tế. Do đó, hợp tác xã nông nghiệp là hình thức bổ sung cho các hộ nông dân tự chủ, phục vụ nó, nếu không có nó thì không có ý nghĩa".

Lúc hợp tác xã làm một dịch vụ cho hộ nông dân, ví dụ giúp hộ nông dân mua vật t− nông nghiệp, mục tiêu không phải là để kiếm lãi mà chỉ là giúp nông dân mua đ−ợc với giá rẻ. Vì vậy, hợp tác xã không đ−ợc kiếm lãi mà chỉ thu của hộ nông dân dịch vụ phí thấp nhất. Lãi của sản xuất do hộ nông dân h−ởng, nếu Nhà n−ớc không thu thuế của hộ nông dân thì cũng không đ−ợc thu thuế của hợp tác xã. Lúc thu dịch vụ phí hợp tác xã có tính tiền công của nhân viên hợp tác xã thực hiện dịch vụ, nếu số tiền thu này còn thừa thì cuối năm sẽ hoàn trả lại cho nông dân theo khối l−ợng dịch vụ đã thực hiện (gọi là dịch vụ phí thừa chứ không gọi là lãi) hay giữ lại để chi cho việc mở rộng dịch vụ. Nếu hợp tác xã muốn khỏi đóng thuế thì không đ−ợc kinh doanh, không chia lãi cho xã viên. Nếu hợp tác xã có kinh doanh thì chỉ phải đóng thuế phần kinh doanh.

phân biệt này sẽ làm mất tính chất của hợp tác xã. Tr−ớc kia lúc hợp tác xã là các tổ chức kinh tế tập thể thì hợp tác xã mới là một thành phần kinh tế khác với thành phần kinh tế hộ nông dân. Nếu hợp tác xã là các tổ chức giúp hộ nông dân làm các việc mà thành phần kinh tế cá thể không làm đ−ợc thì hợp tác xã và hộ nông dân thuộc một thành phần. Theo nguyên tắc tổ chức hợp tác xã trên toàn thế giới, hợp tác xã không phải là một tổ chức kinh tế vụ lợi, không thuộc về kinh tế thị tr−ờng mà thuộc nền kinh tế mang tính xã hội và t−ơng trợ.

Các quan điểm chính về hợp tác xã trong nền kinh tế thị tr−ờng

Phần lớn các nhà nghiên cứu hợp tác xã sau Tchayanov, cả ng−ời chấp nhận hay không quan điểm của ông, đều phát triển lý thuyết kinh tế hợp tác xã trong khuôn khổ phân tích lý thuyết thị tr−ờng.

- Theo E.Clarl (1952), hợp tác xã luôn có vai trò làm giảm giá của dịch vụ và không có mục đích tối −u hoá lợi nhuận, đây là điểm khác cơ bản so với doanh nghiệp t− nhân. Thực tế, khi trong bối cảnh mà cung (trong hợp tác xã th−ơng mại sản phẩm đầu ra) hay cầu (trong hợp tác xã cung ứng đầu vào) của từng thành viên đ−ợc xác định đối với từng giai đoạn nhất định, lợi ích của hợp tác xã là làm sao để các hộ gia đình có lợi nhuận trên một đơn vị cao nhất. - Theo Aizsielnieks (1952), hợp tác xã và doanh nghiệp t− nhân không cùng có cơ chế hoạt

động thị tr−ờng giống nhau, giá bán và mua, thu nhập của hợp tác xã có mang tính chất xã hội. Do vậy, khó có thể so sánh các yếu tố kinh tế của hai loại hình sản xuất này.

- Theo Helmberger (1964), doanh nghiệp t− nhân có mục đích tối −u hoá lợi nhuận, trong khi hợp tác xã có mục đích tối −u hoá dịch vụ phí thừa.

- Hợp tác xã khác với công ty cổ phần, tuy vậy, các xã viên hợp tác xã cũng phải đóng cổ phần. Để tránh sự lẫn lộn này ở các n−ớc, ng−ời ta không gọi số tiền do xã viên hợp tác xã đóng góp cho hợp tác xã thực hiện dịch vụ là cổ phần mà gọi là phần vốn xã hội. Khác nhau giữa vốn xã hội và cổ phần là vốn xã hội không đ−ợc chia lãi, vì hợp tác xã không có lãi. Mỗi xã viên th−ờng chỉ đóng một phần vốn xã hội, và các xã viên chỉ đ−ợc quyền bỏ mỗi ng−ời một phiếu chứ không phải bỏ phiếu theo số cổ phần nh− trong công ty.

Một phần của tài liệu Khoa học công nghệ và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới – Kinh tế, chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)