Các chỉ tiêu phân tích lợi thế cạnh tranh

Một phần của tài liệu Khoa học công nghệ và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới – Kinh tế, chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 41 - 42)

3. Một số kết quả nghiên cứu rút ra

3.1.Các chỉ tiêu phân tích lợi thế cạnh tranh

Từ nghiên cứu những căn cứ lý luận và thực tiễn, để đánh giá lợi thế cạnh tranh cần áp dụng một hệ thống chỉ tiêu, bao gồm các chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định l−ợng nh− sau:

3.1.1. Chỉ tiêu về định tính

Các chỉ tiêu về chất l−ợng, an toàn thực phẩm, mức độ ổn định của sản phẩm, môi tr−ờng kinh tế vĩ mô nh− cơ chế, chính sách khuyến khích và tác động cho ngành hàng phát triển.

3.1.2. Chỉ tiêu định l−ợng về lợi thế cạnh tranh a. Hệ số cạnh tranh hay mức lợi thế cạnh tranh RCA

Đây là chỉ tiêu biểu hiện khả năng cạnh tranh của quốc gia về một loại sản phẩm trên thị tr−ờng thế giới.

Chỉ số RCA càng cao, thì càng có lợi thế so sánh, theo các chuyên gia kinh tế:

RCA < 1 : sản phẩm không có lợi thế so sánh 1< RCA < 2,5 : sản phẩm có lợi thế so sánh

RCA > 2,5 : sản phẩm có lợi thế so sánh rất cao

b. Hệ số chi phí tài nguyên nội địa DRC;

Hệ số chi phí tài nguyên nội địa cho phép so sánh chi phí tài nguyên trong n−ớc theo giá xã hội. Đây là chỉ tiêu nói lên ý nghĩa về hiệu quả giữa chi phí tài nguyên nội địa với giá trị ròng thu đ−ợc qua xuất khẩu.

Hệ số DRC càng nhỏ hơn 1, thì sử dụng nguồn lực trong n−ớc để sản xuất hàng xuất khẩu càng có hiệu quả. Ng−ợc lại, DRC > 1 thì sử dụng nguồn lực trong n−ớc để sản xuất hàng hoá đó không có hiệu quả.

c. Hệ số đo sức cạnh tranh về giá

Đây là chỉ tiêu biểu hiện năng lực cạnh tranh về giá. Thể hiện trên công thức: Ci = Pi/ (Pf)w

Trong đó:

Pi và P f là giá cánh kéo của sản phẩm đầu ra i và vật t− đầu vào trung gian f Ngoài ra, các chỉ tiêu thông th−ờng nh− giá thành, giá bán trong n−ớc và giá trên thị tr−ờng quốc tế của cùng mặt hàng cũng đ−ợc sử dụng để so sánh.

thế nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển thị tr−ờng xuất khẩu nông sản trong thời gian tới” đã tính toán một số chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của một số ngành hàng nông sản

nh− biểu 1:

Biểu 1: Một số chỉ tiêu biểu hiện năng lực cạnh tranh của một số nông sản (giai đoạn 1995-2000)

Gạo Cà phê Cao su Chè Điều

Hệ số cạnh tranh (RCA) 7,97 4,12 2,12 Chi phí tài nguyên nội địa

(DRC)

0,490 0,484 1,03 0,607 0,301

Nguồn: Nguyễn Đình Long, Báo cáo đề tài: Nghiên cứu những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy lợi thế nâng cao khả năng canh tranh và phát triển thị tr−ờng xuất khẩu nông sản trong thời gian tới (năm 2001).

Các chỉ số tính toán đó cũng nh− các nghiên cứu của Phòng phân tích thị tr−ờng (Trung tâm tin học) cho kết luận về năng lực cạnh tranh của một số ngành hàng nông sản ở n−ớc ta:

• Nhóm có lợi thế cao: gạo, cà phê, điều, tiêu

• Nhóm có lợi thế trung bình: cao su, quả (dứa, xoài, thanh long, nhãn) • Nhóm có lợi thế yếu: chăn nuôi, mía đ−ờng, lâm nghiệp

Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của từng ngành hàng cũng luôn biến đổi, trong giai đoạn 2001 - 2005, năng lực cạnh tranh của các ngành hàng đã có thay đổi khác nhau.

Một phần của tài liệu Khoa học công nghệ và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới – Kinh tế, chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 41 - 42)