Khối tư liệu bổ trợ

Một phần của tài liệu Các giải pháp bảo hiểm tài liệu giấy tại các trung tâm lưu trữ quốc gia (Trang 25 - 28)

Ngoài khối tài liệu hành chính và tài liệu kỹ thuật, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I còn quản lý khối tư liệu rất có giá trị để bổ trợ cho tài liệu lưu trữ bao gồm hơn 40.000 đầu sách, báo, tạp chí, niên giám thống kê, công báo Đông Dương xuất bản chủ yếu bằng tiếng Pháp vào thời kỳ trước năm 1945.

1.2. Tình hình tài liệu tại Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II

1.2.1. Lịch sử thành lập và chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II gia II

Tiền thân của Trung tâm lưu trữ quốc gia II là Kho Lưu trữ Trung ương II thuộc Cục Lưu trữ đặt tại thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 252/BT ngày 9/11/1976 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Phủ Thủ tướng trên cơ sở Sở Lưu trữ thuộc Phủ Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời

Cộng hoà miền NamViệt Nam. Trên cơ sở Quyết định này, ngày 17/12/1976, Cục trưởng Cục Lưu trữ trực thuộc Phủ Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 72/QĐ-TC quy định nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Kho Lưu trữ Trung ưng II. Theo Quyết định này, Kho Lưu trữ Trung ưng II là kho lưu trữ lịch sử, quản lý khối tài liệu thời kỳ Phong kiến - Pháp thuộc và thời kỳ Mỹ - Nguỵ với nhiệm vụ thu thập, thống kê, bảo quản, đánh giá, chỉnh lý khoa học và phục vụ khai thác sử dụng khối tài liệu lịch sử đó. Như vậy, đến thời điểm năm 1976, ngoài Kho Lưu trữ Trung ương có trụ sở tại Thủ đô Hà Nội, trực thuộc Cục Lưu trữ Phủ Thủ tướng còn có Kho Lưu trữ Trung ương II đặt trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1985, trên cơ sở thực tế tài liệu và theo đề nghị của Trưởng Kho Lưu trữ Trung ưng II tại văn bn số 105/BC-K2 ngày 24/8/1985, Cục trưởng Cục Lưu trữ Nhà nước đã ban hành Quyết định số 89/QĐ-TC ngày 05/9/1985 thành lập Phân kho Lưu trữ tài liệu Cách mạng thuộc Kho Lưu trữ Trung ương II để giúp Trưởng kho thu thập và quản lý khối tài liệu Cách mạng của các cơ quan Nhà nước và các tổ chức đoàn thể nhân dân xã hội của ta sản sinh ra trong thời kỳ Pháp xâm lược lần thứ II, thời kỳ Mỹ-Nguỵ và các tài liệu lưu trữ của các cơ quan thuộc các bộ, ngành trung ương hoạt động ở các tỉnh phía Nam (B2 cũ); Quyết định số 90/QĐ-TC ngày 5/9/1995 thành lập Phân kho Lưu trữ tài liệu Phong kiến-Pháp thuộc để giúp Trưởng kho quản lý khối tài liệu lưu trữ Phong kiến-Pháp thuộc và Quyết định số 91/QĐ-TC ngày 5/9/1995 thành lập Phân kho Lưu trữ tài liệu Mỹ-Nguỵ để giúp Trưởng kho quản lý khối tài liệu lưu trữ Mỹ- Nguỵ. Ngày 8/8/1988, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký Quyết định số 223/CT về các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia. Căn cứ vào tinh thần của Quyết định này, Cục trưởng Cục Lưu trữ Nhà nước đã ban hành Quyết định số 385/QĐ-TC ngày 6/9/1988 đổi tên các Kho Lưu trữ Nhà nước Trung ương thành các Trung tâm

Lưu trữ Quốc gia. Theo đó, Kho Lưu trữ Nhà nước Trung ương ở thành phố Hồ Chí Minh được đổi tên là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II 1,30.

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II là đơn vị trực thuộc Cục Lưu trữ Nhà nước có nhiệm vụ thu thập, bảo quản an toàn và tổ chức sử dụng có hiệu qủa tài liệu có ý nghĩa quốc gia theo thẩm quyền đã được phân định tại Quyết định số 13/QĐ-LTNN ngày 23/12/2001 của Cục Lưu trữ Nhà nước về quy định thẩm quyền quản lý và sưu tầm, thu thập tài liệu của các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia.

1.2.2. Thẩm quyền quản lý tài liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II

Theo Quyết định trên, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II có thẩm quyền quản lý và sưu tầm, thu thập tài liệu Mộc bản và tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của:

- Các cơ quan, tổ chức của thực dân Pháp có trụ sở đóng trên lãnh thổ Trung Kỳ, Nam Kỳ từ 1858 đến 1945 và Trung Việt, Nam Việt từ 1945 đến 1954;

- Các cơ quan, tổ chức thân phát xít Nhật có trụ sở đóng trên lãnh thổ Trung Kỳ và Nam Kỳ từ 1940 đến 1945;

- Các cơ quan, tổ chức trung ương của chế độ Việt Nam Cộng hoà từ 1954 đến 1975;

- Các cơ quan, tổ chức của đế quốc Mỹ và các nước chư hầu có trụ sở đóng trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975;

- Các cơ quan, tổ chức trung ương của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và các tổ chức cách mạng khác có trụ sở đóng trên lãnh thổ từ tỉnh Quảng Trị trở vào phía Nam trước 30/4/ 1975;

- Các cơ quan, tổ chức trung ương của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trụ sở đóng trên lãnh thổ từ tỉnh Quảng Trị trở vào phía Nam từ tháng 5 năm 1975 17.

1.2.3. Tình hình tài liệu hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II

Hiện tại, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II đang trực tiếp quản lý gần 15 km giá tài liệu lưu trữ, bao gồm:

Một phần của tài liệu Các giải pháp bảo hiểm tài liệu giấy tại các trung tâm lưu trữ quốc gia (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)