Khối tài liệu phim ảnh ghi âm

Một phần của tài liệu Các giải pháp bảo hiểm tài liệu giấy tại các trung tâm lưu trữ quốc gia (Trang 30 - 33)

Theo báo cáo của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II tại văn bản số 143/TT2 ngày 16/12/1998 hiện Trung tâm đang bảo quản 158 cuộn microphim về tài liệu Châu bản; 391 cuộn tương đương 700 giờ băng ghi âm về các bài nói của Tổng Thống Việt Nam cộng hoà, của Thủ tướng Việt Nam Cộng hoà và của các quan

về các cuộc họp của Quốc hội Việt Nam Cộng hoà. Ngoài ra, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II còn đang bảo quản 4.396 đĩa ca nhạc trong và ngoài nước; 70.000 phim, ảnh về hoạt động của Tổng thống, Phu nhân Tổng thống, của các quan chức cấp cao trong Nội các, về các buổi lễ trọng thể và các buổi tiếp kiến của các đoàn ngoại giao...1,32. Hầu hết tài liệu phim, ảnh, ghi âm đang trong tình trạng lão hoá nghiêm trọng như phim bị mốc, chua; ảnh bị ố vàng; băng ghi âm bị nhiễm từ, méo tiếng và bị bết dính.

f) Khối tư liệu bổ trợ

Ngoài khối tài liệu nêu trên, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II còn quản lý khối tư liệu quý giá bổ trợ cho tài liệu lưu trữ gồm 17.930 đầu sách báo, tạp chí, công báo, trong đó có 169 quyển sách Hán-Nôm 1,33.

1.3. Tình hình tài liệu tại Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III

1.3.1. Lịch sử thành lập và chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III gia III

Theo đề nghị của Cục Lưu trữ Nhà nước về thành lập Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III trên cơ sở tách bộ phận lưu trữ tài liệu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thuộc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, ngày 10/6/1995, Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ ký Quyết định số 118/TCCP -TC chính thức thành lập Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Theo đó, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I là cơ quan trực thuộc Cục Lưu trữ Nhà nước có chức năng thu thập, bổ sung, bảo quản an toàn và tổ chức sử dụng có hiệu qủa tài liệu lưu trữ có ý nghĩa toàn quốc từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay1, 33.

1.3.2. Thẩm quyền quản lý tài liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III

Theo Quyết định số 13/QĐ-LTNN ngày 23/12/2001 của Cục Lưu trữ Nhà nước về quy định thẩm quyền qun lý và sưu tầm, thu thập tài liệu của các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III có thẩm quyền quản lý và sưu tầm thu thập tài liệu lưu trữ của:

- Các cơ quan, tổ chức trung ương của nước Việt Nam Dan chủ Cộng hoà và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trụ sở đóng trên lãnh thổ từ tỉnh Quảng Bình trở ra phía Bắc;

- Các cơ quan, tổ chức cấp kỳ, cấp liên khu, cấp khu của nước Việt Nam Dan chủ Cộng hoà đã tồn tại từ năm 1945 đến 1976;

- Hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp nộp lưu theo Nghị định số 119/CP ngày 16/9/1994 của Chính phủ, Thông tư số 28/TCCB-ĐP ngày 17/3/1995 của Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ và Hướng dẫn số 220/NVĐP ngày 12/5/1996 của Cục Lưu trữ Nhà nước 17.

Trên cơ sở thẩm quyền quản lý và sưu tầm, thu thập tài liệu của các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, theo đề nghị của Cục Lưu trữ Nhà nước, Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) đã ký Quyết định số 58/QĐ-TCCP ngày17/3/1995 ban hành Danh mục số 1 các cơ quan thuộc diện nộp lưu hồ sơ tài liệu vào các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia". Theo Quyết định này hiện có 110 cơ quan trung ương được xác định thuộc nguồn nộp lưu vào các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, đó là Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Toà án nhân dân tối cao; Chính phủ; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các tổng cục, cục thực hiện chức năng qun lý nhà nước trực thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội 10, 443 - 450.

Để thực hiện đúng thẩm quyền quản lý tài liệu của các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia đã được phân định theo tinh thần Quyết định số 13 nêu trên, ngoài việc sửa đổi, bổ sung Danh mục số 1, Cục Lưu trữ Nhà nước đang tiến hành xây dựng Danh mục các cơ quan hành chính sự nghiệp (các viện, các trung tâm, các trường học, bệnh viện...) và Danh mục các đơn vị sản xuất, kinh doanh (các tổng công ty, các công ty, các nhà máy, xí nghiệp, công nông trường...) thuộc nguồn nộp

1.3.3. Tình hình tài liệu hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III

Hiện nay, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đang trực tiếp quản lý khoảng 10 km giá tài liệu của các cơ quan nhà nước và đoàn thể trung ương, các nhân vật lịch sử tiêu biểu, bao gồm các khối tài liệu chủ yếu sau đây 1, 34 - 35:

Một phần của tài liệu Các giải pháp bảo hiểm tài liệu giấy tại các trung tâm lưu trữ quốc gia (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)