d) Khối phông lưu trữ cá nhân
3.2.2. Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
Hiện nay, đội ngũ cán bộ công chức làm công tác lưu trữ tại Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước nói chung và ở các đơn vị trực thuộc nói riêng đã được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Phần lớn cán bộ có trình độ đại học và trên đại học. Đặc biệt, cán bộ công chức đang làm việc tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, Trung tâm Bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia, Trung tâm Dữ liệu và Công nghệ thông tin được đào tạo phần lớn về chuyên ngành lưu trữ, ngoại ngữ và tin học. Đây là lực lượng lao động rất quý giá, có khả năng tiếp thu và làm chủ công nghệ mới nếu công nghệ này được đưa vào áp dụng để tiến hành lập phông bảo hiểm tài liệu quý, hiếm của các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia.
3.2.2.1. Mục tiêu và yêu cầu của đào tạo
Mục tiêu và yêu cầu của đào tạo là nhằm tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ công chức đặc biệt là trang bị cho họ những kiến thức cơ bản nhất về bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia.
3.2.2.2. Đối tượng đào tạo
Đối tượng cần được đào tạo là cán bộ công chức sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình chỉ đạo và thực hiện việc lựa chọn tài liệu để bảo hiểm và lập bản sao bảo hiểm tài liệu. Đó là cán bộ, công chức đang làm việc tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, Trung tâm Bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia, Trung tâm Thông tin, cán bộ công chức làm công tác quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ hoặc tham mưu trong việc quản lý chỉ đạo nghiệp vụ đang làm việc tại các đơn vị thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước như chuyên viên Phòng Nghiệp vụ Văn thư Lưu trữ Trung ương, Phòng Nghiệp vụ Văn thư, Lưu trữ địa phương. Ngoài ra, đối tượng đào tạo có thể là những cán bộ công chức quan tâm đến công tác bảo hiểm tài
liệu như cán bộ giảng dạy chuyên ngành lưu trữ thuộc Trường Trung học Văn thư, Lưu trữ Trung ương I, Trường Trung học Văn thư, Lưu trữ Trung ương II, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học quốc gia Hà Nội và một số cán bộ, công chức đang làm việc tại các cơ quan lưu trữ, bảo tàng và thư viện trong cả nước.
3.2.2..3. Nội dung chương trình đào tạo
Để việc đào tạo thu được kết quả tốt thì nội dung đào tạo cần hướng sự tập trung vào hai vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, đào tạo kiến thức chung về lưu trữ tài liệu và bảo hiểm tài liệu lưu trữ.
Trong phần này, học viên cần được trang bị kiến thức cơ bản về:
- Lưu trữ tài liệu như lựa chọn, bổ sung tài liệu; phân loại, chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu; thống kê, bảo quản tài liệu và tổ chức sử dụng tài liệu;
- Bảo hiểm tài liệu nói chung như quan niệm về bảo hiểm; phông bảo hiểm...
- Sự cần thiết phải tiến hành bảo hiểm tài liệu lưu trữ ;
- Tình hình bảo hiểm tài liệu lưu trữ trên thế giới và ở Việt Nam;
- Điều kiện cần thiết để tiến hành bảo hiểm tài liệu (cơ sở pháp lý, cơ sở vật chất- kỹthuật, tài liệu lưu trữ, cán bộ, kinh phí);
- Quy trình lập phông bảo hiểm tài liệu nói chung và công nghệ bảo hiểm tài liệu lưu trữ nói riêng...
Thứ hai, đào tạo kỹ năng thực hành
Đào tạo kỹ năng thực hành là vấn đề rất cơ bản bởi vì việc tạo lập ra bản sao có chất lượng để bảo quản lâu dài là trọng tâm của công tác bảo hiểm tài liệu. Phần việc này chủ yếu là do cán bộ kỹ thuật đảm nhận. Do vậy, nếu họ không được đào tạo tốt về kỹ năng thực hành thì bản sao chụp được làm ra sẽ
kém chất lượng, không thể bảo quản được lâu dài và như vậy sẽ làm cho toàn bộ công việc bảo hiểm tài liệu lưu trữ trở nên vô ích.
Để trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về kỹ năng thực hành, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước cần chủ động mở các lớp đào tạo với sự tham gia phối hợp của các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, nhà thầu cung cấp thiết bị, Trung tâm Thông tin và Trung tâm Bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia. Mục đích là trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về:
a) Công nghệ micrôphim hoặc công nghệ micrôphim-số hoá
- Tổng thể về dây chuyền công nghệ micrôphim và tính năng, tác dụng cuả từng thiết bị trong dây chuyền;
- Kỹ năng vận hành máy chụp micrôphim; - Công nghệ tráng rửa micrôphim;
- Công nghệ nhân bản micrôphim;
- Phương pháp kiểm tra chất lượng các bản chụp micrôphim (âm bản chủ và các bản sao (âm bản sao và dương bản);
- Phương pháp chuyển đổi từ micrôphim sang số hoá và ngược lại;
b) Công nghệ thông tin
- Kiến thức chung về tin học cơ bản;
- Kỹ năng sử dụng hệ thống phần mềm (hệ quản trị cơ sở dữ liệu; phần mềm ứng dụng; phần mềm quản trị mạng...).
c) Công nghệ bảo quản
- Công nghệ bảo quản các bản sao chụp micrôphim (việc sử dụng hệ thống thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm; thiết bị khống chế và duy trì nhiệt độ độ ẩm ở điều kiện tối ưu; thiết bị kiểm tra định kỳ tình trạng vật lý của các bản sao chụp...
Từ kiến thức được trang bị ban đầu, các học viên đặc biệt là những người trực tiếp tham gia vận hành các thiết bị cần phải không ngừng tự rèn luyện kỹ năng thực hành trong quá trình vận hành thiết bị để không ngừng nâng cao tay nghề.