d) Khối phông lưu trữ cá nhân
1.4. Nhận xét chung về tình hình tài liệu tại các Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia
gia III ngoài việc quản lý tài liệu lưu trữ còn quản lý khối tư liệu quí giá bổ trợ cho tài liệu lưu trữ như sách báo, tạp chí, công báo.
1.4. Nhận xét chung về tình hình tài liệu tại các Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia gia
Tài liệu lưu trữ hiện đang bảo quản ở các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia được hình thành trực tiếp trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu vừa nhiều về số lượng (khoảng 30 km giá), vừa đa dạng về thành phần (ngoài tài liệu hành chính còn có tài liệu khoa học kỹ thuật, tài liệu văn học nghệ thuật, tài liệu ảnh, tài liệu phim điện ảnh, tài liệu ghi âm và tài liệu riêng của cá nhân, gia đình, dòng họ...), vừa phong phú về nội dung thông tin (phản ánh toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử ), vừa được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như chữ Hán-Nôm, chữ Pháp, chữ Anh, chữ Việt...và còn được ghi trên nhiều vật mang tin như trên gỗ, trên giấy, trên phim, ảnh, băng, đĩa... Mặc dù bị mất mát, thất thoát, hư hỏng khá nhiều do sự tranh giành quyền lực giữa các vua chúa phong kiến, do chiến tranh tàn phá và do không có đủ điều kiện để bảo quản an toàn tài liệu cũng như do thiếu ý thức trong việc bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu nhưng những tài liệu lưu trữ còn giữ được tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia thật vô cùng quý giá cần phải được quan tâm gìn giữ. Bởi vì, đây chính là một trong những nguồn sử liệu vô giá, là những chứng cứ quan trọng phản ánh sinh động các hoạt động trong quá khứ cần được tổ chức khai thác sử dụng có hiệu qủa để phục vụ nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn.
độc gỉa trong và ngoài nước đến nghiên cứu sử dụng. Để bảo vệ, bảo quản an toàn và tổ chức sử dụng có hiệu qủa khối tài liệu này phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia đã tiến hành nhiều giải pháp để phòng ngừa việc làm mất mát, thất thoát và làm hư hại tài liệu lưu trữ như xây dựng và cải tạo kho lưu trữ đáp ứng các thông số kỹ thuật của kho lưu trữ chuyên dụng; trang bị đủ các phương tiện, thiết bị để bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu; áp dụng các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn không làm cho tài liêụ hư hỏng hoặc áp dụng các biện pháp để khắc phục tình trạng tài liệu đã bị hư hỏng...Tuy nhiên, một trong những giải pháp đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các cơ quan lưu trữ là phải tiến hành bảo hiểm tài liệu để đề phòng khi có sự cố xẩy ra có thể làm thất thoát, mất mát hay làm hư hại tài liệu. Vậy bảo hiểm tài liệu lưu trữ là gì, tại sao lại phải bảo hiểm tài liệu, việc này đã được các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia tiến hành ra sao là những nội dung cần phải được nghiên cứu làm sáng tỏ trong chương tiếp theo.
Chƣơng 2