Các chỉ tiêu thể hiện lợi thế so sánh và cạnh tranh

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu lợi thế so sánh trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản ở công ty dịch vụ và xuất nhập khẩu hạ long (Trang 73 - 76)

- Về nguồn nhân lực: đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty Dịch vụ

3.2.5.2Các chỉ tiêu thể hiện lợi thế so sánh và cạnh tranh

2. Các đầu vào trung gian:

3.2.5.2Các chỉ tiêu thể hiện lợi thế so sánh và cạnh tranh

1. Chi phí tài nguyên trong n−ớc (DRC = Domestic Resource Cost ratio)

DRC là th−ớc đo lợi thế so sánh của một quốc gia trên thế giới, nó xác định khả năng tạo ra ngoại tệ hay tiết kiệm ngoại tệ của một hoạt động kinh tế[34]. DRC là tỷ lệ giữa chi phí tài nguyên trong n−ớc với giá trị tăng thêm tính theo giá xã hội. DRC so sánh chi phí cơ hội của sản xuất trong n−ớc với giá trị gia tăng mà nó tạo ra.

Chi phí tài nguyên trong n−ớc tính theo giá xã hội G DRC =

Giá trị gia tăng tính theo giá xã hội

=

E - F DRC < 1, thể hiện khả năng sinh lợi hay tồn tại lợi thế so sánh. Nền kinh tế đã tiết kiệm đ−ợc ngoại tệ thông qua sản xuất trong n−ớc cho dù là h−ớng ra xuất khẩu hay tiêu dùng trong n−ớc. Chỉ số DRC càng nhỏ, tức là một đồng giá trị tăng thêm đ−ợc tạo ra bởi một l−ợng chi phí nội địa thấp. Nên sản xuất để tiêu dùng trong n−ớc và xuất khẩu.

DRC > 1, thể hiện sự thiệt hại về kinh tế hay không có lợi thế so sánh. Chi phí tài nguyên trong n−ớc lớn hơn ngoại tệ thu đ−ợc hay tiết kiệm đ−ợc, Vì vậy không nên sản xuất trong n−ớc.

2. Lợi nhuận xã hội ròng (NSP = Net Social Profitability)

NSP là chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí tính theo giá xã hội, hay NSP là lãi ròng (lỗ ròng) tính theo chi phí cơ hội xã hội đối với đầu vào và đầu ra của một hoạt động kinh tế.

NSP = Doanh thu tính theo giá xã hội – Tổng chi phí tính theo giá xã hội = E – F - G

Nếu NSP > 0, thể hiện có lợi thế so sánh hay giá trị xã hội của đầu ra lớn hơn chi phí xã hội của sản xuất. Hoạt động sản xuất cần tiếp tục đ−ợc điều chỉnh để sử dụng có hiệu quả hơn nữa các yếu tố trong n−ớc.

Nếu NDP < 0, thể hiện không có lợi thế so sánh hay giá trị xã hội của đầu ra lớn hơn chi phí xã hội của sản xuất. Vì vậy, các yếu tố trong n−ớc nên chuyển sang hoạt động sản xuất khác có lợi hơn.

3. Hệ số lợi nhuận (PC = Profitability Coefficient)

PC đ−ợc định nghĩa nh− là tỷ lệ giữa lợi nhuận cá thể ròng và lợi nhuận xã hội ròng hay PC là tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí theo giá cá thể (chi phí gồm: các yếu tố trong n−ớc + các đầu vào trao đổi th−ơng mại) chia cho tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí tính theo giá xã hội[34].

Lợi nhuận cá thể ròng A – B – C PC =

Lợi nhuận xã hội ròng =

E – F - G

PC thể hiện chi phí cho khâu trung gian từ sản xuất đến xuất khẩu. PC nhiều khi không rõ ràng nếu lợi nhuận cac thể hay lợi nhuận xã hội mang lại dấu âm. Vì vậy, dấu của lợi nhuận xã hội và lợi nhuận cá thể cần đ−ợc nhận biết để đánh giá đúng về hệ số lợi nhuận. Giả định cả lợi nhuận xã hội và lợi nhuận cá thể đều mang dấu d−ơng thì:

PC > 1, lợi nhuận xã hội thấp hơn lợi nhuận cá thể. Nhà n−ớc hỗi trợ cả đầu vào và đầu ra cho ng−ời sản xuất.

PC < 1, lợi nhuận xã hội cao hơn lợi nhuận cá thể. PC càng nhỏ hơn 1 thì chi phí cho khâu trung gian từ sản xuất đến xuất khẩu càng chiếm tỷ lệ lớn.

PC = 1, lợi nhuận xã hội bằng lợi nhuận cá thể. Việc tổ chức xuất khẩu sản phẩm sẽ gặp khó khăn.

4. Tỷ lệ chi phí cá thể (PCR = Private Cost Ratio)

PRC là tỷ lệ giữa chi phí tài nguyên trong n−ớc với giá trị tăng thêm tính theo giá cá thể. PRC thể hiện khả năng đứng vững của một hoạt động hoàn toàn theo quan điểm cá nhân, theo giá cả thực tế trên thị tr−ờng.

Chi phí tài nguyên trong n−ớc tính theo giá cá thể C PRC =

Giá trị gia tăng tính theo giá cá thể

=

A - B PRC > 1, thể hiện tình trạng thua lỗ trên ph−ơng diện cá nhân. Sản xuất không có lợi thế vì giá trị gia tăng thấp hơn chi phí tài nguyên trong n−ớc.

PRC < 1, thể hiện có lợi nhuận trên ph−ơng diện cá nhân. Sản xuất không có lợi thế vì giá trị gia tăng lớn hơn chi phí tài nguyên trong n−ớc.

PRC ở vùng nào (quốc gia nào) nhỏ hơn thì ở đó sản xuất sản phẩm có lợi thế hơn và khả năng cạnh tranh mạnh hơn.

Trong quá trình nghiên cứu, các ph−ơng pháp nêu trên đ−ợc sử dụng một cách tổng hợp để phát huy lợi thế của từng ph−ơng pháp trong những tr−ờng hợp cụ thể.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu lợi thế so sánh trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản ở công ty dịch vụ và xuất nhập khẩu hạ long (Trang 73 - 76)