Tình hình xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu lợi thế so sánh trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản ở công ty dịch vụ và xuất nhập khẩu hạ long (Trang 38 - 42)

5) Thị tr−ờng các loại SP khác

2.2.2.3 Tình hình xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam

Thời kỳ khởi đầu của ngành thuỷ sản Việt Nam kéo dài suốt 20 năm (từ 1960 – 1980) với khởi nguyên của ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản là sự ra đời nhà máy cá hộp Hạ Long năm 1957. Trong thời kỳ này, miền Bắc xuất khẩu d−ới 1 triệu rup - đôla, miền Nam có trên 10 cơ sở chế biến, xuất khẩu khoảng 30 triệu USD. Do cơ chế bao cấp, sản xuất kinh doanh sa sút, kém hiệu quả làm cho xuất khẩu giảm từ 21 triệu USD (1976) xuống còn 11,2 triệu USD (1980)[7], [8].

Thời kỳ 1980-1990, với sự góp mặt của Công ty Xuất nhập khẩu Thuỷ sản (SEAPRODEX) và hơn 100 nhà máy đông lạnh thuỷ sản, năng lực cấp đông100.000 tấn/năm đã làm cho xuất khẩu tăng tr−ởng mạnh. Mức xuất khẩu đạt 175 triệu USD năm 1989. Trong thời kỳ này, thị tr−ờng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam còn rất hạn chế, chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản.

Hoạt động xuất khẩu của ngành thuỷ sản Việt Nam thực sự phát triển trong 20 năm trở lại đây và trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu tăng qua các năm thể hiện qua bảng 2.5.

Bảng 2.5: Sản l−ợng thuỷ sản xuất khẩu chính ngạch của VN theo thị tr−ờng giai đoạn 1997 - 2004

Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000

Số l−ợng Cơ cấu Số l−ợng Cơ cấu Số l−ợng Cơ cấu Số l−ợng Cơ cấu

Thị tr−ờng (tấn) (%) (tấn) (%) (tấn) (%) (tấn) (%) Châu á (không kể Nhật) 86,553.4 41.9 84,830.7 42.3 99,918.9 43.4 106,779.3 36.6 Châu Âu 20,474.8 9.9 3,081.1 11.5 21,977.5 9.6 20,290.8 7.0 Mỹ 6,098.0 3.0 10,908.7 5.4 18,933.0 8.2 37,979.9 13.0 Nhật Bản 85,302.1 41.3 69,580.7 34.7 7,225.9 29.2 68,717.2 23.5 Thị tr−ờng khác 7,969.4 3.9 12,154.8 6.1 21,908.4 9.5 58,155.6 19.9 Tổng 206,397.7 100.0 200,556.0 100.0 229,963.6 100.0 291,922.7 100.0

Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Số l−ợng Cơ cấu Số l−ợng Cơ cấu Số l−ợng Cơ cấu Số l−ợng Cơ cấu

Thị tr−ờng (tấn) (%) (tấn) (%) (tấn) (%) (tấn) (%) Châu á (không kể Nhật) 116,077.5 30.9 134,744.1 29.4 90,503.7 18.8 123,891.1 23.32 Châu Âu 26,659.0 7.1 28,612.8 6.2 38,186.9 7.9 73,459.2 13.83 Mỹ 70,930.8 18.9 98,664.5 21.5 122,162.9 25.4 91,380.7 17.20 Nhật Bản 76,895.5 20.5 96,251.4 21.0 97,953.9 20.4 121,160.5 22.80 Thị tr−ờng khác 84,927.9 22.6 100,385.2 21.9 132,259.4 27.5 121,434.4 22.85 Tổng 375,490.7 100.0 458,658.0 100.0 481,066.8 100.0 531,325.9 100.0

Thời kỳ 1990 – 2000 đánh dấu giai đoạn đổi mới và phát triển của thuỷ sản Việt Nam. Trên 200 nhà máy chế biến thuỷ sản với năng lực cấp đông trên 200.000 tấn/năm, thị tr−ờng xuất khẩu đ−ợc mở rộng ra trên 50 n−ớc trong đó có EU và thị tr−ờng Mỹ.

Kim ngạch xuất khẩu năm 1999 đã đạt tới 971 triệu USD. Thị phần Nhật Bản giảm xuống còn 41%, bù vào đó là việc xuất khẩu sang Mỹ đạt 14%, EU đạt 10%, Trung Quốc và Hồng Kông đạt 12,5%. Theo đánh giá của FAO, Việt Nam là nhà xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 25 trên thế giới và thứ t− trong các n−ớc ASEAN. Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản tới 80 n−ớc và có thể cạnh tranh quyết liệt với Thái Lan, Inđônêxia và Malaixia trên hầu hết các thị tr−ờng truyền thống của các quốc gia này.

Tỷ lệ tăng tr−ởng giá trị xuất khẩu bình quân hàng năm trong giai đoạn 1991 – 1995 là 22%, giai đoạn 1996 – 2000 là 23% và giai đoạn 2000 – 2002 đã giảm xuống ở mức 17% và chỉ còn 9% ở năm 2003[bảng 2.4]. Nguyên nhân của sự sụt giảm tăng tr−ởng này chủ yếu là do sự cạnh tranh về giá rất gay gắt trên thị tr−ờng thế giới, đặc biệt là thị tr−ờng tôm và các vụ kiện bán phá giá tôm, cá ở thị tr−ờng Mỹ. Sự thay đổi chính sách biên mậu của các tỉnh giáp biên giới phía bắc cũng làm giảm sút l−ợng thuỷ sản xuất khẩu.

Cùng với hội nhập kinh tế quốc tế, thuỷ sản Việt Nam cũng trải qua nhiều thăng trầm khi tìm kiếm thị tr−ờng và bảo vệ ngành hàng này trên tr−ờng quốc tế. Mặc dù là quốc gia đi sau, Việt Nam đã mạnh dạn xuất khẩu vào thị tr−ờng đầy khắt khe nh−: Mỹ, EU,...và đ−ợc ng−ời tiêu dùng ở các quốc gia này đón nhận do chất l−ợng sản phẩm tốt về hình thức và h−ơng vị, cộng với giá thành hạ do lợi thế quốc gia về nguồn lao động (giá nhân công) và nguyên liệu đầu vào rẻ. Tuy nhiên, nhiều vấn đề mà không ít doanh nghiệp kinh doanh thuỷ sản Việt Nam vấp phải khi xuất khẩu đó là các rào cản th−ơng mại do chính những lợi thế nói trên gây lên.

205 550 1479 1777 2023 2217 2401 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 Năm

Giá trị (triệu USD)

Biểu đồ 2.3: Giá trị thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2004

Nguồn: Hiệp hội TS Việt nam (VASEP), Tổng cụ thống kê, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 321(2005), Tạp chí Thông tin khoa học công nghệ và kinh tế thủy sản tháng 3/2005 và sự tính toán của tác giả

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu lợi thế so sánh trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản ở công ty dịch vụ và xuất nhập khẩu hạ long (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)