Đặc điểm địa bàn và ph−ơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu lợi thế so sánh trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản ở công ty dịch vụ và xuất nhập khẩu hạ long (Trang 57 - 60)

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty Dịch vụ và xuất nhập khẩu Hạ Long, tên giao dịch: HALONG SIMEXCO, chính thức đi vào hoạt động từ 1/1/1998, trực thuộc Tổng Công ty thủy sản Hạ Long, là một đơn vị kinh tế tự chủ, hạch toán độc lập. Khi mới thành lập chỉ với cơ cấu nhân sự khoảng 50 CBCNV và khoảng trên 200 công nhân chế biến. Loại hình kinh doanh chủ yếu dựa vào XNK và dịch vụ là chính, có từ 1 đến 2 mặt hàng sản xuất phục vụ kinh doanh với quy mô vừa phải đó là bạch tuộc cắt miếng xuất khẩu và cá đông lạnh.

Công ty Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Hạ Long (HALONG SIMEXCO) khởi đầu rất gian nan. Nằm trong ch−ơng trình sắp xếp lại các doanh nghiệp của Xí nghiệp Liên hợp Thuỷ sản Hạ Long (tiền thân của Tổng Công ty Thuỷ sản Hạ Long), ngày 11/10/1997 HALONG SIMEXCO đ−ợc thành lập trên cơ sở sáp nhập một số đơn vị của Xí nghiệp Liên hợp mà nòng cốt là Trung tâm Xuất nhập khẩu Hạ Long. Tổng số vốn bàn giao ban đầu chỉ có trên một tỷ đồng, trong đó 250 triệu nợ khó đòi của các đơn vị sáp nhập. Công ty đi vào hoạt động vào tháng 1/1998 với 70 ng−ời trong đó đã có tới hơn 10 ng−ời nghỉ tự túc chờ việc do tồn đọng từ các đơn vị gặp khó khăn trong kinh doanh tr−ớc khi sáp nhập.

Nhiệm vụ chính của Công ty bấy giờ là tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp. Tuy nhiên, do ch−a quen với nhịp điệu cạnh tranh nên hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn. Ph−ơng châm “lấy ngắn

nuôi dài” lập tức đ−ợc chọn làm giải pháp tình thế, đồng thời thuê cơ sở của nhà máy chế biến đông lạnh để gia công hàng xuất khẩu và bắt đầu tạo dựng mối quan hệ với đối tác n−ớc ngoài. Thành quả ban đầu của những nỗ lực ấy là một vài lô hàng bạch tuộc nhỏ lẻ của công ty đã đ−ợc xuất khẩu sang Nhật Bản. Năm 1998, tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt 1,25 triệu USD, đánh dấu b−ớc khởi đầu tốt đẹp cho hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Halong Simexco.

Trong khi cơ sở vật chất của công ty còn quá èo uột, bên cạnh Công ty là một nhà máy chế biến đông lạnh giá trị cao, gồm 2 dây chuyền rất hiện đại với thiết bị cấp đông IQF và tủ đông tiếp xúc, hệ thống kho lạnh dung tích lớn đ−ợc xây dựng do nguồn vốn vay ODA của Italia đang trong cảnh “trùm chăn” do vận hành kém hiệu quả và trở thành một món nợ lớn cho Tổng công ty. Công ty Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Hạ Long đã mạnh dạn đề nghị tổng công ty chuyển nhà máy này sang cho công ty quản lý và sử dụng. Tháng 3/1999, Tổng công ty thuỷ sản Hạ Long chấp nhận đề nghị của Công ty Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Hạ Long và quyết định điều chuyển nhà máy. Công ty lại đứng tr−ớc những khó khăn về nguồn nguyên liệu và thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm.

Bánh nhân thuỷ sản đ−ợc coi là khâu đột phá tạo b−ớc tiến ngoạn mục trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của công ty mà phía đối tác Nhật Bản đã tạo cơ hội. Từ lòng tin về nhân cách bạn hàng thông qua việc nhập khẩu bạch tuộc cắt khúc đông lạnh, phía Nhật Bản đã đề nghị công ty thử sản xuất bánh nhân thuỷ sản, một loại bánh rất phổ biến trên thị tr−ờng Nhật bản. Những lô sản phẩm ban đầu đạt tiêu chuẩn, đối tác Nhật chính thức ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm bánh nhân thuỷ sản và đề nghị đ−ợc hợp tác lâu dài với công ty trong việc sản xuất các loại bánh nhân thuỷ sản khác nhau. Đối tác Nhật Bản cũng cho công ty vay 200.000 USD không tính lãi để xây dựng nhà

máy sản xuất bánh nhân thuỷ sản, trả dần bằng hình thức khấu trừ một phần giá trị sản phẩm. Các loại bánh nhân thuỷ sản chứa hàm l−ợng thuỷ sản rất nhỏ, còn lại là trứng, rau, bột và các loại gia vị. Thế là, cùng một lúc công ty lại giải quyết đựơc cả hai vấn đề: nguồn nguyên liệu và thị tr−ờng tiêu thụ. Bên cạnh đó, công ty đồng thời tiến hành sản xuất chế biến cá đông lạnh xuất khẩu sang Hàn Quốc và Trung Quốc.

Hội nhập kinh tế quốc tế kết hợp với sự phát triển cuả kinh tế thị tr−ờng trong n−ớc, 7 năm qua Công ty Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Hạ Long đã phát triển ổn định cả về quy mô và chất l−ợng. Ngoài việc chế biến thuỷ sản tiêu thụ nội địa và xuất khẩu là chủ yếu, công ty còn sản xuất và kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu với một số đơn vị khác một số mặt hàng nh−: bóng đèn tiết kiệm điện, vật t−, máy móc thiết bị, ph−ơng tiện vận tải,...Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất – chế biến – tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản và sự phát triển của công ty trong lĩnh vực này.

Mặc dù đạt đ−ợc những thành tựu nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, song nhận định của ban lãnh đạo công ty Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Hạ Long vẫn cho rằng còn nhiều bất ổn tiềm ẩn mà nguyên nhân chủ yếu là do cơ cấu thị tr−ờng xuất khẩu ch−a đa dạng, còn thị tr−ờng trong n−ớc thì ch−a phát huy hết tiềm năng của công ty thông qua việc quảng bá sản phẩm đến với ng−ời tiêu dùng.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty

Công ty Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Hạ Long cơ cấu theo chế độ một thủ tr−ởng. Các phòng ban và các đơn vị sản xuất kinh doanh trực tiếp d−ới sự chỉ đạo của Giám đốc nên việc điều hành và chỉ đạo có nhiều thuận lợi. Ban giám đốc Công ty gồm 4 ng−ời trong đó có một giám đốc và ba phó giám đốc. Cơ cấu tổ chức của Công ty đ−ợc minh hoạ ở sơ đồ 3.1.

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức của Halong Simexco 3.1.3. Quy mô các nguồn lực của công ty

Công ty Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Hạ Long tọa lạc trên diện tích khoảng 50.000m2 bao gồm hệ thống các nhà x−ởng và khối nhà văn phòng. Tổng giá trị tài sản là 57,2 tỷ trong đó tài sản cố định là 53,5 tỷ, tài sản l−u động là 3,7 tỷ đồng[3] .

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu lợi thế so sánh trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản ở công ty dịch vụ và xuất nhập khẩu hạ long (Trang 57 - 60)