Thị tr−ờng và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu lợi thế so sánh trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản ở công ty dịch vụ và xuất nhập khẩu hạ long (Trang 87 - 91)

- Về nguồn nhân lực: đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty Dịch vụ

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.3.3 Thị tr−ờng và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu

Bảng 4.5: Thị tr−ờng và nhóm sản phẩm xuất khẩu của Halong Simexco năm 2004

Thị tr−ờng xuất khẩu Cơ cấu sản phẩm

Thị tr−ờng Tỷ trọng (%) Sản phẩm Tỷ trọng(%)

Nhật bản 70 Bánh nhân thuỷ sản 37,5

Trung quốc 15 Bạch tuộc và mực 23,3

Hàn quốc 9 Tôm 2,2

TT khác 6 Cá và các SP khác 37

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy:

Nhật Bản là thị tr−ờng truyền thống của Công ty Dịch vụ & Xuất nhập khẩu Hạ Long. Một số mặt hàng chính đ−ợc xuất khẩu vào thị tr−ờng Nhật bản là bánh nhân thuỷ sản, bạch tuộc cắt miếng đông lạnh và cá đông lạnh.

Sản phẩm bánh nhân thuỷ sản là mặt hàng chủ lực của Công ty, chiếm tới 37,5% cơ cấu sản phẩm nh−ng chỉ xuất khẩu sang duy nhất thị tr−ờng Nhật Bản và cho duy nhất một khách hàng. L−ợng bạch tuộc và cá hàng năm xuất khẩu vào thị tr−ờng Nhật cũng đ−ợc cung cấp chỉ cho cùng khách hàng này. Đây vừa là lợi thế của công ty đồng thời cũng vừa là nỗi lo tiềm ẩn. Lợi thế là bởi vì mặt hàng sản xuất bánh nhân thuỷ sản đem lại lợi nhuận cao nhất, khách hàng hợp tác lâu dài và bao tiêu sản phẩm. Nỗi lo là bởi vì nếu không may xảy ra trục trặc trong quan hệ với bạn hàng thì Công ty phải đứng tr−ớc khó khăn lớn về thị tr−ờng đầu ra cho sản phẩm, đồng thời vấn đề công ăn việc làm cho công nhân và hệ thống dây chuyền sản xuất đ−ợc đầu t− với công nghệ hiện đại. Cho đến nay, Công ty Dịch vụ & Xuất nhập khẩu Hạ Long vẫn ch−a cởi bỏ đ−ợc mối lo này vì một số lý do sau:

Thứ nhất: chi phí khảo sát thị tr−ờng hết sức tốn kém đã cản trở việc tìm hiểu thị tr−ờng của Công ty dẫn đến việc không nắm bắt đ−ợc nhu cầu tiêu dùng và những quy định về quản lý nhập khẩu của thị tr−ờng Nhật. Với một thị tr−ờng hết sức đa năng, năng động và mang nhiều nét đặc thù nh− Nhật bản thị việc thiếu thông tin sẽ hạn chế rất nhiều khả năng xâm nhập và mở rộng thị tr−ờng.

Thứ hai: hệ thống phân phối của Nhật Bản t−ơng đối phức tạp, cần sử dụng nhiều nhân công và bộ máy cồng kềnh. Đây là sự phức tạp truyền thống của Nhật Bản, nó vừa hạn chế cho nền kinh tế Nhật Bản nh−ng cũng tạo ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá và Nhật. Sự phức tạp của hệ thống phân phối làm tăng chi phí và đó cũng là lý do khiến cho giá

thành hàng hoá tại Nhật Bản cao hơn rất nhiều so với các thị tr−ờng khác trên thế giới. Khó khăn đối với việc phân phối tại thị tr−ờng Nhật Bản một phần do vấn đề văn hoá. Ng−ời Nhật rất do dự về việc phải làm gián đoạn các mối quan hệ truyền thống với các nhà cung cấp, ngay cả khi các nhà xuất khẩu n−ớc ngoài có thể cung cấp các sản phẩm tốt hơn với giá thành hạ hơn[28]. Nh− vậy, quả là khó khăn nếu công ty muốn thiết lập mối quan hệ bạn hàng mới nếu không có một chiến l−ợc thực sự bứt phá.

Thứ ba : tại Nhật, các nhà phân phối th−ờng chuyên biệt hoá trong một địa bàn hoặc trong một ngành hàng nhất định. Các công ty Nhật Bản th−ờng đ−ợc lựa chọn để trở thành đại diện bán hàng cho các nhà xuất khẩu n−ớc ngoài. Trong một số tr−ờng hợp thì đây là điều rất cần thiết để triển khai và mở rộng thị tr−ờng tại Nhật Bản. Về vấn đề này, Công ty Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Hạ Long ch−a thể làm đ−ợc. Công ty mới chỉ là hợp tác lâu dài với một khách hàng Nhật trong cung cấp bánh nhân thuỷ sản và một số sản pẩm thuỷ sản mà họ yêu cầu. Mặt khác, tiềm năng công ty cũng ch−a đủ lớn để lựa chọn nhà cung cấp cho mình tại thị tr−ờng Nhật mà chỉ là đơn vị chế biến theo đơn đặt hàng của nhà cung cấp Nhật Bản.

Thứ t−: ng−ời Nhật th−ờng mua hàng tại các cửa hàng nhỏ (bán lẻ), con số này chiếm tới 50% ng−ời tiêu dùng Nhật Bản. Các cửa hàng bán lẻ này th−ờng có quan hệ mật thiết với các công ty và các nhà sản xuất trong n−ớc bao gồm cả các −u đãi về tài chính, sự tài trợ về cơ sở hạ tầng, sự hậu thuẫn trong công tác thị tr−ờng,… Mặt khác, các cửa hàng nhỏ này không có đủ diện tích và tiềm lực tài chính cần thiết để dự trữ một l−ợng lớn hàng hóa. Đây chính là điều gây nhiều khó khăn cho công ty nếu muốn mở rộng thị tr−ờng tại Nhật Bản cũng nh− để hạn chế rủi ro khi chỉ quan hệ với một bạn hàng duy nhất nh− hiện nay.

để có thể thâm nhập thị tr−ờng Nhật Bản, nh−ng cùng với nó là khoản chi phí rất tốn kém. Đây cũng là một h−ớng đi mà Công ty cần phải thực hiện nếu muốn duy trì và phát triển ở thị tr−ờng này, nh−ng đồng thời cũng là những khó khăn nếu công ty không chấp nhận đầu t− cho hoạt động này.

Nghiên cứu cho thấy: Công ty Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Hạ Long là công ty duy nhất của Việt Nam sản xuất bánh nhân thuỷ sản. Trên thế giới Nhật Bản là thị tr−ờng tiêu thụ bánh nhân thuỷ sản lớn nhất. Sản phẩm bánh nhân thuỷ sản là món ăn truyền thống của ng−ời Nhật. Nh−ng cũng theo truyền thống, ng−ời Nhật hiếm khi thay đổi nhà cung cấp sản phẩm cho mình nếu không vì lý do quá đặc biệt. Do vậy, để phát triển đ−ợc ngành chế biến bánh nhân thuỷ sản xuất khẩu thì Công ty Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Hạ Long cần phải có chiến l−ợc chiếm lĩnh và mở rộng thị tr−ờng tại Nhật Bản.

Tôm là mặt hàng chiếm 2,2% trong cơ cấu sản phẩm của Công ty nh−ng sản phẩm này không đ−ợc công ty xuất khẩu trực tiếp vào thị tr−ờng Mỹ mà phải qua trung gian nên giá cung cấp cho công ty trung gian này thấp hơn nhiều so với giá mà thị tr−ờng Mỹ chấp nhận với cùng sản phẩm với chất l−ợng ngang nhau do vậy, công ty đã thua thiệt rất nhiều. Giải quyết vấn đề này không đơn giản. Thứ nhất, vì công ty còn non trẻ và ch−a có tiếng nói trên thị tr−ờng thế giới. Thứ hai, thị tr−ờng thế giới, đặc biệt là thị tr−ờng Mỹ ngày càng yêu cầu khắt khe về các tiêu chuẩn, đặc biệt là tiền đặt cọc cho tôm xuất khẩu vào thị tr−ờng này mà Halong Simexco ch−a thể đáp ứng đ−ợc vấn đề tài chính để chính thức tham gia thị tr−ờng này.

Công ty Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Hạ Long ch−a mở rộng tiêu thụ mặt hàng tôm đông lạnh ở thị tr−ờng nội địa do tính chất cao cấp của mặt hàng và nhu cầu của ng−ời dân ch−a nhiều. Cho đến năm 2004, tôm đông lạnh của công ty đ−ợc xuất vào thị tr−ờng Mỹ vẫn phải qua trung gian do công ty ch−a chính thức tìm đ−ợc đối tác lâu dài tại thị tr−ờng tiềm năng này. Chính vì vậy,

lợi ích thu đ−ợc từ việc chế biến và xuất mặt hàng này bị giảm đi nhiều do chi phí cho đơn vị trung gian. Việc tìm đối tác tại thị tr−ờng Mỹ hiện nay đối với công ty đ−ợc đánh giá là t−ơng đối khó vì các lý do sau: thứ nhất là do chi phí thị tr−ờng tốn kém . thứ hai, sau vụ kiện của Hiệp hội tôm Mỹ đối với các quốc gia Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc,.. Hải quan Mỹ áp đặt mức tiền đặt cọc cho việc xuất khẩu tôm vào Mỹ là quá cao so với tiềm lực của một công ty còn non trẻ nh− HạLong Simexco. Vì các lý do này nên tỷ trọng tôm đông lạnh chỉ chiếm rất nhỏ trong tổng sản l−ợng thuỷ sản của công ty.

Hội nhập kinh tế quốc tế vừa mở ra nhiều cơ hội nh−ng cùng với nó là không ít thách thức mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu không thể bứt phá sẽ không có cơ hội để hội nhập và phát triển. Trong những năm gần đây, l−ợng hàng xuất khẩu vào thị tr−ờng Hàn Quốc có chiều h−ớng giảm dần và xuất khẩu vào trung quốc có chiều h−ớng tăng dần.

Các thị tr−ờng Nauy, ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc có phần ổn định và có triển vọng nh−ng sản phẩm của Công ty xuất khẩu sang thị tr−ờng này không nhiều. Trong t−ơng lai, công ty cần đa dạng hoá sản phẩm và khai thác các thị tr−ờng này hơn nữa để giảm bớt rủi ro về phía Nhật Bản.

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu lợi thế so sánh trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản ở công ty dịch vụ và xuất nhập khẩu hạ long (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)