Một số công trình nghiên cứu về lợi thế so sánh

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu lợi thế so sánh trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản ở công ty dịch vụ và xuất nhập khẩu hạ long (Trang 54 - 55)

3. Các chính sách của Nhàn −ớc: Tất cả các doanh nghiệp nói chung

2.2.7.Một số công trình nghiên cứu về lợi thế so sánh

Trên thế giới và trong n−ớc đã có nhiều công trình nghiên cứu về lợi thế so sánh của việc sản xuất và xuất khẩu một số mặt hàng nông – thuỷ sản. Chúng tôi tìm hiểu và kế thừa ph−ơng pháp nghiên cứu của một số công trình sau:

Nghiên cứu về “nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” đã thể hiện chi phí tài nguyên trong n−ớc (DRC = Domestic Resource Cost) của lúa gạo xuất khẩu qua các năm nh− sau:

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 95-99

Gạo 0,500 0,474 0,500 0,400 0,500 0,467

(Nguồn: Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 4/2001)

Nghiên cứu này đã khẳng định: DRC của sản xuất lúa gạo qua các năm luôn nhỏ hơn 1 chứng tỏ nền kinh tế đã tiết kiệm đ−ợc ngoại tệ thông qua hoạt động sản xuất lúa gạo. Đồng thời DRC nhỏ hơn 1 còn nói lên chi phí cơ hội của tài nguyên trong n−ớc và các yếu tố sản xuất bất khả th−ơng đ−ợc sử dụng cho sản xuất lúa gạo nhỏ hơn so với ngoại tệ thu đ−ợc.

Năm 2001, Nguyễn Thị Minh Thu [34] “Nghiên cứu lợi thế so sánh trong cạnh tranh xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam” qua hai nhóm chỉ tiêu. Thứ nhất: Thể hiện tác động của các chính sách đến ngành lúa gạo thông qua hệ số bảo hộ danh nghĩa (NPC = Norminal Protection Coefficient); hệ số bảo hộ hữu hiệu (EPC = Effective Protection Coefficient) và tỷ lệ trợ giá cho ng−ời sản xuất (SRP = Subsidy Ratio Producers). Thứ hai: Nhóm chỉ tiêu thể hiện lợi thế so sánh và cạnh tranh của ngành hàng lúa gạo thông qua chỉ tiêu về chi phí tài nguyên trong n−ớc (DRC = Domestic Resource Cost), lợi nhuận xã hội ròng

(NSP = Net Social Profitability), hệ số lợi nhuận (PC = Profitability Coefficient) và tỷ lệ chi phí cá thể (PRC = Private Cost Ratio). Nghiên cứu này đã khẳng định: Các chính sách của Chính phủ hầu nh− không có tác dụng bảo hộ đối với đầu vào trong sản xuất lúa (NPCI > 1). DRC luôn nhỏ hơn 1 và NSP luôn lớn hơn 0 chứng tỏ tồn tại lợi thế so sánh của ngành lúa gạo Việt Nam. PRC luôn nhỏ hơn 1 chứng tỏ hoạt động sản xuất lúa gạo mang tính khả quan và khẳng định sự tồn tại trong lợi thế so sánh trong sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Chúng tôi đã kế thừa ph−ơng pháp nghiên cứu này trong nghiên cứu đề tài.

Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Trung (2002)[dẫn theo 12] bằng ph−ơng pháp tính chỉ số ERP, ESI (chỉ số t−ơng đồng xuất khẩu) và hệ số biểu thị lợi thế so sánh RCA ( RCA = Revealed Comparative Advantage) cho ASEAN 6 (Việt Nam, Thái Lan, Singapor, Inđônêxia, Malayxia và Philipin). Kết quả thu đ−ợc: ASEAN 6 có lợi thế trong 16 nhóm hàng truyền thống khi thực hiện th−ơng mại với thế giới. Thái Lan và Việt Nam có cùng lợi thế ở ngành lúa gạo. Việt Nam có lợi thế so sánh ở các hàng hoá sơ cấp nh− cà phê, cao su, cá, dày dép, may mặc, nội thất. Tuy nhiên, nghiên cứu này ch−a xem xét trực tiếp RCA của Việt Nam mà chỉ so sánh RCA của Việt Nam và thế giới và 5 n−ớc ASEAN với thế giới.

Năm 2004, PGS. TS Hà Xuân Thông - Viện kinh tế và Qui hoạch thuỷ sản – Bộ Thuỷ sản [42], “Đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam” đã thể hiện mức lợi thế so sánh cho từng năm của từng sản phẩm thuỷ sản Việt Nam bằng ph−ơng pháp tính chỉ số RCA nh− sau:

RCA 1995 1996 1997 1998 1999 2000 RCA B

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu lợi thế so sánh trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản ở công ty dịch vụ và xuất nhập khẩu hạ long (Trang 54 - 55)