Kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu Giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân bị thu hồi đất ở thành phố huế (Trang 33 - 36)

- Đất có mục đích công cộng 1.157,12 1.164,

2.1.1.3.Kinh tế-xã hộ

SỐNG CỦA NGƯỜI CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI Ở THÀNH PHỐ HUẾ TỪ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CỦA ĐỀ TÀ

2.1.1.3.Kinh tế-xã hộ

Trong những năm qua, kinh tế thành phố không ngừng tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng, các thành phần kinh tế phát triển năng động, thu hút đầu tư, phát huy thế mạnh thành phố văn hoá-du lịch dịch vụ- thương mại - công nghiệp tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN).

Biểu 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của thành phố giai đoạn 2005-2008

Đơn vị tính: triệu dồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Gía trị sản xuất công nghiệp 1.534.448 1.762.676 2.017.839 2.361.747

Gía trị sản xuất nông nghiệp 92.114 101.546 114.519 143.340

Doanh thu du lịch 373.560 493.800 591.500 791.300

Nguồn :Tính từ số liệu của niên giám thống kê thành phố Huế.

Đầu tư phát triển CN-TTCN tạo được hàng hoá có sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu trong nước và góp phần xuất khẩu; tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm sau cao hơn năm trước, bình quân tăng 15 %, năm 2008 đạt 2.361,747 tỷ đồng. Hiện nay có 3.881 cơ sở sản xuất CN- TTCN thu hút 15.822. lao động [13].

Về nông nghiệp và nông thôn, mặc dù bị ảnh hưởng thiên tai, diện tích sản xuất nông nghiệp giảm mạnh do đô thị hoá nhưng quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế đô thị đã đạt được những kết quả tốt. Đầu tư chuyển đổi cây trồng vật nuôi và phát triển ngành nghề, ứng dụng khoa học công nghệ ở nông thôn chuyển biến tích cực nhằm tạo ra giá trị cao, đặc biệt cây thanh trà đã tạo ra giá trị lớn 100 triệu đồng/năm/ha. Chương trình kiên cố hoá kênh mương được đẩy mạnh. Đầu tư kết cấu hạ tầng nông thông theo hướng đô thị hoá: điện, nước, trường học, chợ, giao thông nông thôn, trạm xá, góp phần nâng cao chất lượng đời sống dân cư [10].

Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 11%, giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2008 đạt 143,34 tỷ đồng [13].

Thương mại phát triển khá phong phú: hoạt động có qui mô ngày càng lớn, các hoạt động bán buôn có quy mô ngày càng được mở rộng, thị trường vươn xa, tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng nhanh qua từng năm 2008 là 6.384,6 tỷ đồng tăng hơn 2 lần năm 2005 [13].

Biểu 2.2: Phân bổ lao động của thành phố giai đoạn 2005-2008

Đơn vị tính: lao động

Số lao động Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Lao động công nghiệp 14.944 15.976 15.752 15.822 Lao động nông nghiệp 19.120 17.552 16.933 16.100 Lao động du lịch, dịch vụ 29.708 31.600 32.958 36.120

Nguồn :Tính từ số liệu của niên giám thống kê thành phố Huế.

tỷ đồng, tăng 2,1 lần so năm 2005, tăng bình quân 28%/năm. Thu hút 36.120 lao động tăng 1,2 lần so với năm 2005 [13].

Hệ thống ngân hàng, bảo hiểm tài chính phát triển mạnh, tăng năng lực, khả năng cạnh tranh và tạo thuận lợi trong giao dịch tài chính vốn đầu tư [10].

Bưu chính viễn thông mở rộng đầu tư và hiện đại hoá, tạo ra nhiều loại hình dịch vụ mới; đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc trong và ngoài nước nhanh, tiện lợi. Tỷ lệ máy điện thoại đạt 12 máy/100 dân. Giao thông vận tải và các dịch vụ kỹ thuật phát triển đa dạng [10].

Biểu 2.3: Chỉ tiêu tài chính của thành phố giai đoạn 2005-2008

Đơn vị tính: triệu dồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng thu 745.000 868.000 1.157.000 1.191.710

Tổng chi 614.392 749.558 899.469 1.034.900

Nguồn :Tính từ số liệu của niên giám thống kê thành phố Huế.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định, Luật Ngân sách, chính sách tài chính mới cùng với sự phân cấp của Tỉnh đã tạo điều kiện cho thành phố chủ động trong thu chi ngân sách. Tổng thu năm 2008 đạt 1.191,7 tỷ đồng, so với năm 2005 tăng 446,71 tỷ đồng. Tổng chi cho 4 năm gần đây 3.298,319 tỷ đồng, năm 2008 là 1.034,9 tỷ đồng, [13] chi chủ yếu cho xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, giáo dục đào tạo đảm bảo quốc phòng an ninh. Thực hiện thu chi ngân sách đúng luật, có hiệu quả kinh tế - xã hội cao

Biểu 2.4: Dân số trung bình của thành phố giai đoạn 2005-2008

2005 326.264 263.08

7 80,64

2006 330.836 265.575 80,27 1,01 1,01

2007 335.747 305.50

2008 339.822 308.62

8 90,82 1,01 1,01 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn :Tính từ số liệu của niên giám thống kê thành phố Huế.

Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa là quá trình đô thị hoá, năm 2005 dân số thành thị ở thành phố là 263.087 người trong tổng số 326.264 người (tỷ lệ đô thị hoá là 80,64%), đặc biệt năm 2007 đến nay, đô thị hoá ở thành phố diễn ra với tốc độ nhanh (tỷ lệ đô thị hoá chiếm trên 90%), tính đến 31/7/2007 toàn thành phố có đến 24 phường và 3 xã) [13].

Những đặc điểm về địa bàn phát triển đô thị nói trên trên có mối quan hệ rất chặt chẽ với đặc điểm của vấn đề nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ này.

Một phần của tài liệu Giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân bị thu hồi đất ở thành phố huế (Trang 33 - 36)