- Đất có mục đích công cộng 1.157,12 1.164,
ĐẤT BỊ THU HỒ
3.3.1. Giải pháp giải quyết việc làm
Vấn đề việc làm là vấn đề cơ bản và lâu dài để phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia nói chung và thành phố Huế nói riêng. Đối với thành phố, đây vừa là vấn đề cấp bách trước mắt, vừa là vấn đề có tính lâu dài. Bởi lẽ, như dự báo của đề tài, tới năm 2020, thành phố phải giải quyết việc làm cho một số lượng lao động khá lớn, khoảng 15 đến 16 ngàn người.
Theo quy định như thế, nhưng phần lớn việc chuyển đổi ngành nghề, tìm việc làm mới là do người dân tự lo, Tỉnh và Thành phố chỉ có trách nhiệm hỗ trợ bằng tiền là xong.
Theo chúng tôi chính sách của Tỉnh và Thành phố chỉ hỗ trợ tiền là chưa đủ, bởi lẽ không phải bất cứ người nông dân nào có đất bị thu hồi, nhờ vào tiền hỗ trợ cũng có thể học được nghề mới, tìm được chỗ làm việc mới, ở đây vấn đề trình độ văn hoá thấp, thiếu thông tin về nhu cầu nghề nghiệp và nhiều lý do khác nhau đã hạn chế cơ hội tìm được nghề nghiệp mới. Do đó, mặc dù nhận được tiền hỗ trợ để chuyển đổi nghề nghiệp, nhưng số người chuyển đổi được nghề nghiệp, tìm được việc làm mới là không nhiều, theo phân tích (tại biểu 2.13, 2.14) thì sự chuyển đổi ngành nghề đều là những ngành nghề tự phát và không có tính ổn định.
Do đó, trong hệ thống chính sách liên quan đến thu hồi và chuyển đổi mực đích sử dụng đất đai, thì trách nhiệm của Trung ương, Tỉnh và Thành phố đối với chính sách việc làm phải được đặt ra một cách thoả đáng.
Đối với người lao động độ tuổi từ 35 trở lên, khó có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khi bị thu hồi đất, Nhà nước cần dành một phần đất trong hoặc sát với khu công nghiệp, khu đô thị cấp cho nông dân để tổ chức các hoạt động dịch vụ như xây nhà cho thuê, bán hàng tạp hoá, quán ăn, sửa chữa xe máy,... phục vụ sinh hoạt cho các khu công nghiệp, có đến 78% cán bộ được hỏi cho rằng dành một phần đất cho kinh doanh.
buộc cho họ, đồng thời có cơ chế buộc các doanh nghiệp phi nông nghiệp được sử dụng đất thu hồi phải có trách nhiệm tuyển dụng số thanh niên được đào tạo này vào làm việc.
Bên cạnh việc hỗ trợ tiền, thành phố cần hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển các ngành nghề truyền thống từ nguồn hỗ trợ dạy nghề của Nhà nước và cho vay vốn tín dụng ưu đãi để tạo việc làm cho người lao động; ưu tiên và hỗ trợ lao động thanh niên ở các phường xã mất đất được đào tạo nghề để đi xuất khẩu lao động.
Phòng Lao động - Thương binh và xã hội, phòng Kinh tế, uỷ ban nhân dân các phường xã,... phải có trách nhiệm cung cấp thông tin, tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho người bị thu hồi đất có khả năng học tập chuyển đổi theo các hình thức phù hợp. Uỷ ban nhân dân thành phố quản lý, kiểm tra đánh giá nhằm triển khai đào tạo và đảm bảo nguồn lực cho công tác đào tạo.