NHỮNG KẾT LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA QUA KẾT QUẢ ĐIỀU TRA

Một phần của tài liệu Giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân bị thu hồi đất ở thành phố huế (Trang 79 - 84)

- Đất có mục đích công cộng 1.157,12 1.164,

NHỮNG KẾT LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA QUA KẾT QUẢ ĐIỀU TRA

SỐNG CỦA NGƯỜI CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI Ở THÀNH PHỐ HUẾ TỪ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CỦA ĐỀ TÀ

NHỮNG KẾT LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA QUA KẾT QUẢ ĐIỀU TRA

QUẢ ĐIỀU TRA

Từ kết quả điều tra thực trạng việc làm, thu nhập, đời sống của người có đất bị thu hồi, như đã trình bày ở trên, đề tài thấy có một số vấn đề bức xúc đang được đặt ra là:

Một là, việc thu hồi đất của người dân chưa gắn liền với giải quyết việc làm: xu thế công nghiệp hoá, đô thị hoá thành phố gắn liền với tình trạng thu hồi đất để phục vụ cho sản xuất kinh doanh dẫn đến đất của người nông dân bị thu hẹp, phải thay đổi điều kiện sinh sống. Điều này làm cho một bộ phận dân cư vùng ven thành phố bị mất việc làm truyền thống, phải chuyển đổi nghề nghiệp. Vấn đề bức xúc đối với việc giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi ở thành phố thời gian qua không muốn nói rằng là không tạo được việc làm cho người dân. Người dân mất đất như đề tài đã phân tích tự đào tạo, tự tìm việc là chính, việc làm trong nông nghiệp, việc làm thuê vẫn là chính. Là những người suốt đời nọ sang đời kia chỉ sống bằng nghề nông nghiệp, trong điều kiện nông nghiệp lạc hậu, nhiều người lớn tuổi càng ít có khả năng chuyển đổi. Khó khăn lớn nhất là đối với số lao động lớn tuổi (từ 35 tuổi trở lên). Số này chiếm quá nửa số lao động có đất bị thu hồi hiện nay. Mặc dù rất có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp (thuộc loại lão nông tri điền), song khi bị thu hồi đất thì lao động này rất khó thích nghi với môi trường mới, tuổi lại cao khó được tuyển vào doanh nghiệp, việc tham gia các khoá đào tạo chuyển nghề đối với họ là rất khó khăn so với lao động trẻ, nên

nguy cơ thất nghiệp toàn phần và kéo dài đối với họ là rất lớn. Nếu không thu hút họ vào các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ thì sẽ đẩy một bộ phận nông dân vùng ven thành phố ra khỏi đời sống kinh tế - xã hội, việc đó là không gắn liền với tiến trình đổi mới của thành phố.

Hai là, giá đất đền bù chưa thoả đáng: chúng ta đang xây dựng nền kinh

tế thị trường, song cách xử sự của chúng ta đối với người dân trong việc thu hồi đất lại không thật thể hiện tính thị trường. Giá đất xác định để bồi thường cho người dân có đất bị thu hồi thấp xa so với giá thị trường ở địa phương trong thời điểm thu hồi. Do đó trên bình diện chung bao giờ người dân cũng là người bị thiệt thòi nhất. Người dân bị thu hồi đất sau khi nhận tiền đền bù của Nhà nước thì không đủ mua lại một phần nhỏ đất mà họ vừa giao cho Nhà nước ngay trên mảnh đất mà họ đã sinh sống. Hơn nữa, khoản chênh lệch này phần lớn rơi vào túi của các chủ dự án chứ không phải chủ yếu vào Ngân sách Nhà nước, dẫn đến sự bất bình trong dân cư.

Ba là, chính sách thu hồi đất ở thành phố những năm gần đây đã không gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và không theo một quy hoạch phát triển đồng bộ. Kinh tế thành phố đang dịch chuyển sang hướng sản xuất hàng hoá, công nghiệp hoá, nhưng sự dịch chuyển của lao động lại theo chiều ngược lại đối với những người bị thu hồi đất. Vì vậy, đời sống của một số người bị thu hồi đất vốn đã khó khăn càng trở nên khó khăn hơn. Tôi cho rằng đây là điều hết sức nguy hiểm. Lẽ ra việc thu hồi đất là điều kiện để chúng ta chuyển đổi nghề nghiệp cho dân, nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ, thì chúng ta lại thả nổi. Người dân mất đất, không có việc làm, không có thu nhập đó là lỗi của Nhà nước, và cần phải thấy rằng đó chính là mầm mống của sự bất ổn định.

Bốn là, không hướng dẫn người dân việc sử dụng hợp lý và hiệu quả số tiền được bồi thường: công tác đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp mới chỉ chú ý đến mặt lượng mà bỏ qua mặt chất. Mặc dù số tiền mà Nhà nước phải bỏ ra để đền bù cho những người dân về những thiệt hại mà họ phải gánh chịu là không nhỏ, nhưng số tiền đó trong nhiều trường hợp không những không giúp

cho người nông dân vùng ven thành phố thiết lập một cuộc sống mới tốt hơn mà còn gây nên những tác động xã hội tiêu cực. Do đền bù thu hồi đất không gắn với tư vấn, định hướng nghề nghiệp và chuyển đổi cơ cấu ngành nghề nên nhiều hộ nông dân không có khả năng sử dụng số tiền đó vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà sử dụng vào các mục đích khác không đem lại thu nhập. Số hộ sử dụng tiền bồi thường để đầu tư sản xuất, kinh doanh không nhiều. Đa phần các hộ chi vào việc xây nhà cửa, mua sắm các phương tiện sinh hoạt cho gia đình. Nhìn bề ngoài các đường phố như: Phạm Văn Đồng phường Vỹ Dạ, Trường Chinh phường An Đông, Dương Văn An phường Xuân Phú, Nguyễn Khoa Chiêm phường An Tây, Lý Thái Tổ phường An Hoà, Nguyễn Văn Linh phường Hương Sơ,... có vẻ như đời sống của người dân bị thu hồi đất được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, bên trong tiềm ẩn một nguy cơ bất ổn rất lớn. Không nghề nghiệp, không có thu nhập ổn định, chẳng mấy chốc số tiền bồi thường sẽ hết. Lúc này, đội quân thất nghiệp tăng hết sức nhanh chóng. Thật khó có thể lường được trước là việc gì sẽ xảy ra sau một thời gian nữa của những phường xã bị thu hồi đất.

Năm là, chưa kết hợp hài hoà giữa các lợi ích: chính sách tuyên truyền

giải thích và tính toán cho hợp lý mối quan hệ lợi ích giữa người bị thu hồi, chủ dự án và Nhà nước là việc làm cần thiết nhưng chưa được phát huy để giải toả những bức xúc hiện nay của người dân.

Sáu là, phương thức đền bù chưa hợp lý: vì để được việc, các chủ dự án

đã thoả thuận với dân, cùng một địa bàn song có dự án trả giá đền bù cao, có dự án trả giá đến bù thấp.việc thu hồi đất không chỉ liên quan đến vấn đề kinh tế, mà còn có tác động vô cùng lớn đến vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng, đến tâm tư, tình cảm của nhiều tầng lớp dân cư. Chúng ta luôn khẳng định rằng đất đai thuộc sở hữu toàn dân, và Nhà nước là người đại diện cho nhân dân nắm quyền sở hữu đó. Trên thực tiễn, tỉnh và thành phố giao việc thu hồi đất cho các chủ doanh nghiệp tiến hành. Vì để được việc, các chủ dự án đã thoả thuận với dân, cùng một địa bàn, song có chủ dự án trả giá đền bù cao, có chủ dự án trả giá đến bù thấp. Các chủ đầu tư vì quyền lợi của mình đã bỏ qua khá

nhiều quyền lợi của người dân, hoặc hứa với người dân lúc thu hồi đất rất nhiều vấn đề, song sau thu hồi đất không thực hiện. Nhiều vụ bất ổn xảy ra ở các địa phương thời gian qua, chính là do việc làm này mang lại.

Điều này gây nên sự thắc mắc trong dân, vừa làm mất ổn định về xã hội vừa kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng, không ít chủ đầu tư hứa với dân nhưng không thực hiện. Trong khi đó, người dân không biết ai, cứ Nhà nước mà khiếu kiện.

Bảy là, thiếu rõ ràng minh bạch trong quá trình thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất: việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhu cầu công cộng là một yêu cầu khách quan, mang tính tất yếu của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá. Nó đã, đang và sẽ còn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới. Cần phải thấy rằng, việc thu hồi đất thời gian qua đã góp phần rất lớn vào việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy nhiên, bản thân vấn đề thu hồi đất để phát triển kinh tế, xã hội cũng có những mặt trái của nó. Vì những lý do chủ quan, khách quan những mặt trái của vấn đề nảy sinh một cách trầm trọng hơn do chính những người thực hiện. Việc thu hồi đất đã diễn ra một cách thiếu dân chủ, không công bằng, chưa đảm bảo lợi ích chính đáng của người bị thu hồi đất. Đây cũng là vấn đề mà chính quyền các cấp cần quan tâm đúng mức.

Tám là, chưa có quy hoạch chi tiết: Thành phố chưa có một chiến lược, một quy hoạch và một kế hoạch rõ ràng, chưa có cơ sở khoa học vững chắc về vấn đề này. Bởi thế, việc tiến hành thu hồi đất, bồi thường, giải quyết việc làm và đời sống cho người dân diễn ra hết sức lúng túng, và trong chừng mực nào đó còn mang tính tuỳ tiện.

Mười là, tình trạng sử dụng đất thu hồi kém hiệu quả xảy ra khá phổ biến: hiện tượng thu hồi đất rồi không dùng, bỏ hoang hoá, hoặc xây các khu công nghiệp rất khang trang nhưng không mấy doanh nghiệp thuê, khu đô thị xây nhà xong không ai mua,… là biểu hiện của việc lãng phí. Điều đó đang gây ra sự bất công trong xã hội, làm cho tình hình chính trị - xã hội trở nên phức tạp hơn.

Dự án có quy mô lớn, được nhiều người quan tâm nhất là khu đô thị mới An Vân Dương, khu đô thị An Cựu city gồm 1.700 hécta, nằm về phía đông nam thành phố Huế với định hướng quy hoạch gồm các trung tâm thương mại, hành chính, thể dục thể thao, vui chơi giải trí,... đan xen với các cụm dân cư nhằm mở rộng thành phố về hướng đông. Để có đất cho các dự án, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng đã bỏ ra hàng trăm tỉ đồng đền bù giải tỏa, tái định cư, làm xáo trộn không nhỏ đến đời sống của hàng trăm hộ dân, gây búc xúc kéo dài,... Thế nhưng, hiệu quả kinh tế mang lại từ những dự án này đến nay vẫn chỉ là những khu đất trống thi gan cùng mưa nắng,... Ai sẽ chịu trách nhiệm về sự lãng phí này ? [39].

Dự án ở đường Phạm Hồng Thái “để quy hoạch chỉnh trang đô thị phục vụ Festival Huế 2004”. Quá trình thực hiện dự án này đã gặp phải sự bất bình và khiếu nại của người dân vì giá đền bù không tương xứng; mục đích thu hồi đất cũng thiếu rõ ràng. Từ khi giải tỏa xong khu vực này đến nay đã gần bốn năm trôi qua, chẳng thấy đầu tư, xây dựng gì. Điều đáng nói là khu đất này lại nằm ngay trung tâm thành phố trên trục đường Lê Lợi, hướng ra sông Hương, một vị trí cực kỳ đẹp của Huế. Các tài xế xe du lịch, xe taxi... tận dụng khoảng đất trống này để lấy chỗ đỗ xe cho đỡ phí.

Đất nông nghiệp của các phường, xã thành phố Huế nhiều diện tích đất thu hồi giao cho các dự án đang bị bỏ hoang, gây lãng phí lớn, nhưng nhiều hộ dân không có đất sản xuất [39].

Những hậu quả trên đã làm cản trở quá trình thực hiện mục tiêu cao cả của Đảng ta: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, đồng thời gây xói mòn niềm tin của người dân vào các chủ trương, chính sách và đường lối của Đảng và Nhà nước.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân bị thu hồi đất ở thành phố huế (Trang 79 - 84)