- Đất có mục đích công cộng 1.157,12 1.164,
SỐNG CỦA NGƯỜI CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI Ở THÀNH PHỐ HUẾ TỪ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CỦA ĐỀ TÀ
2.2.1. Biến động đất đai của các hộ điều tra
Biến động đất đai được xem xét theo 2 chiều hướng tăng và giảm. Trong chiều hướng giảm, đất thu hồi và bán đi là 2 hướng chính được xem xét; trong chiều hướng tăng: đất được cấp mới, và mua thêm cũng được xem là sự biến động chính. Việc xem xét những xu hướng biến động trên nhằm đánh giá tác động của sự thu hồi đất đến biến động đất đai của hộ.
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Ghi chú: Số liệu được tính bình quân cho các hộ điều tra, đơn vị %.
Trong tất cả các hộ được điều tra ở các phường đều có sự biến động giảm không có sự biến động tăng trong tổng số đất của các hộ điều tra (mẫu điều tra chỉ tiến hành với người nông dân). Trong biến động giảm, biến động do thu hồi đất là chủ yếu chiếm đến 95,96%, biến động do bán đi chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng đất đai của hộ. Chiều hướng biến động giảm một mặt làm cho quỹ đất của các hộ giảm mạnh (năm 2003 là 3.363,3 m2, năm 2008 chỉ còn 1.756,2 m2, giảm 1.607,1 m2 mặt khác cũng làm cho cơ cấu đất đai của hộ thay đổi ( biểu đồ 2.1và 2.2).
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu đất năm 2008 của các hộ trong diện điều tra
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Diễn biến trên là phù hợp với tình hình chung của các hộ nông dân toàn thành phố trong diện thu hồi đất và phản ánh đúng tình trạng hạn hẹp của quỹ đất thành phố kể cả những vùng có quỹ đất bình quân đầu người xét trên phạm vi toàn thành phố được coi là khá cao như An Tây, An Đông và Xuân Phú. Đây là điều mà thành phố cần lưu ý khi quy hoạch các khu công nghiệp và khu đô thị. Bởi vì, khi người dân mất đất không có nguồn đất bổ sung, những vấn đề về việc làm, thu nhập và đời sống của họ sẽ bị ảnh hưởng. Nếu không có giải pháp hỗ trợ sẽ nẩy sinh những vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp. Những vấn đề trên sẽ được đề tài phân tích kỹ ở phần sau.
Biểu 2.5: Biến động diện tích của các hộ điều tra giai đoạn 2005-2008
Đơn vị tính: m2/hộ
Địa phương Năm
2005
Biến động diện tích Năm 2008 Biến động giảm Biến động
tăng Thu hồi Bán đi
An Đông 4038,8 1926,9 50,1 0,0 2061,8 Đất ruộng 3.062,9 1.710,2 0,0 0,0 1.352,7 Đất màu 509,8 205,6 0,0 0,0 304,2 Đất ở 269,5 5,7 26,8 0,0 237,0 Đất vườn 195,0 3,9 23,3 0,0 167,8 Đất khác 1,7 1,7 0,0 0,0 0,0 An Tây 4.205,8 1.608,9 218,3 0,0 2.378,6 Đất ruộng 2744,3 1513,4 0,0 0,0 1230,9 Đất màu 603,1 75,1 0,0 0,0 527,9 Đất ở 342,9 6,7 21,7 0,0 314,6 Đất vườn 397,9 12,7 80,0 0,0 305,2 Đất khác 117,7 116,7 0 0,0 0,0 Xuân Phú 3.304,7 1.333,8 30,7 0,0 1.940,2 Đất ruộng 2715,4 1225,9 0,0 0,0 1489,5 Đất màu 143,0 82,5 0,0 0,0 60,4 Đất ở 194,5 9,0 4,0 0,0 181,5 Đất vườn 237,2 1,7 26,7 0,0 208,8 Đất khác 14,7 14,7 0,0 0,0 0,0
Đất ruộng 2345,7 1962,2 0,0 0,0 383,5 Đất màu 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Đất ở 258,9 5,3 11,8 0,0 241,7 Đất vườn 207,5 2,0 29,1 0,0 176,4 Đất khác 0,6 0,6 0,0 0,0 0,0 An Hoà 2.610,2 1.676,7 29,8 0,0 903,8 Đất ruộng 1842,6 1486,4 0,0 0,0 356,2 Đất màu 289,6 178,6 0,0 0,0 111,0 Đất ở 257,0 5,2 15,4 0,0 236,4 Đất vườn 219,5 5,0 14,4 0,0 200,1 Đất khác 1,5 1,5 0,0 0,0 0,0 Hương Sơ 3.207,7 736,2 20,5 0,0 2.451,0 Đất ruộng 2506,6 564,5 0,0 0,0 1942,0 Đất màu 306,5 141,6 0,0 0,0 164,8 Đất ở 229,9 18,4 10,5 0,0 201,0 Đất vườn 163,8 10,7 10,0 0,0 143,1 Đất khác 1,0 1,0 0,0 0,0 0,0 Bình quân chung 3.363,3 1.542,1 65,0 0,0 1.756,2 Đất ruộng 2536,3 1410,4 0,0 0,0 1125,8 Đất màu 308,6 113,9 0,0 0,0 194,7 Đất ở 258,8 8,4 15,0 0,0 235,4 Đất vườn 236,8 6,0 30,6 0,0 200,2 Đất khác 22,8 3,4 19,4 0,0 0,0
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Ghi chú: Số liệu được tính bình quân cho các hộ điều tra
Xét riêng biến động đất do thu hồi: Trong biến động giảm diện tích thì thu hồi đất xảy ra đối với tất cả các loại đất. Bán đi chỉ xảy ra đối với đất ở, đất vườn điều này cho thấy việc quản lý đất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64/1993/NĐ-CP ngày 27/9/1993 về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp được các phường xã quản lý khá chặt chẽ, riêng việc bán đi các loại đất ở, đất vườn do “sốt đất” mặc dù các hộ chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn bán trao tay, đặc biệt là các loại đất khác bán đi như đất nghĩa địa các hộ ở phường
An Tây, đất lấn chiếm của các hộ phường An Hoà, Hương Sơ trong thực tế có xảy ra (do tế nhị trong điều tra, phiếu điều tra không đề cập đến vấn đề này) một mặt gây mất trật tự trong quản lý đất đai và mặt khác xảy ra các trường hợp kiện tụng kéo dài.
Biểu 2.6: Tỷ lệ diện tích các loại đất bị thu hồi
Đơn vị tính: %
Địa phương Đất sản xuất nông
nghiệp Đất phi nông nghiệp
Đất ruộng Đất màu Đất ở Đất vườn Đất khác An Đông 55,83 40,33 2,10 1,98 100,00 An Tây 55,15 12,46 1,94 3,18 100,00 Xuân Phú 45,15 57,73 4,63 0,73 100,00 Vỹ Dạ 83,65 0,00 2,06 0,96 100,00 An Hoà 80,67 61,67 2,02 2,28 100,00 Hương Sơ 22,52 46,21 7,99 6,51 100,00 Bình quân chung 55,61 36,91 3,23 2,53 100,00
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Ghi chú: Tỷ lệ diện tích được tính từ tổng số đất từng loại bị thu hồi chia cho tổng số diện tích loại đất đó.
Qua số liệu điều tra cho thấy, tỷ lệ bình quân chung ở 6 phường điều tra có đến với 55,61% đất ruộng; 36,91% đất vườn (nói chung là đất sản xuất nông nghiệp) trong tổng số diện tích đất của hộ bị thu hồi. Đây là phần đất ảnh hưởng lớn đến việc làm thu nhập và đời sống của người dân bị thu hồi (trong đó có 2 phường chịu ảnh hưởng nặng nề nhất về đất ruộng là Vỹ Dạ với 83,65% và An Hoà với 80,67%). Diện tích đất ở bị thu hồi bình quân chỉ chiếm 3,23%, kèm theo đó là đất vườn chỉ chiếm 2,53% trong tổng số diện tích đất của hộ bị thu hồi. Sự chênh lệch về tỷ lệ diện tích nói trên ngoài quỹ đất của từng địa phương khác nhau còn do quy định tại điều 83 về đất ở tại nông thôn, điều 84 về đất ở tại đô thị và điều 87 xác định diện tích đất ở đối với trường hợp có vườn, ao của Luật Đất đai năm 2003. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cụ thể hoá bằng quyết định số 3626/2005/QĐ-UBND ngày 20/10/2005 về ban hành quy định hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở đối với trường hợp thủa đất có vườn ao cho hộ gia đình cá nhân trên địa bàn tỉnh. Hạn mức mỗi phường xã có sự chênh lệch nhau như phường Vỹ Dạ, Xuân Phú là 200m2 các phường An Đông, An Tây, Hương Sơ và An Hoà là 300m2 nên cũng ảnh hưởng đến sự chênh lệch về tỷ lệ diện tích thu hồi [14],[81],[25].
Phần đất đất khác với tỷ lệ thu hồi 100%, là loại đất ảnh hưởng không lớn đến việc làm nhưng tác động đến thu nhập và đời sống của người dân bị thu hồi. Đây là loại đất mà trên lý thuyết khi cấp giấy chứng nhận đất là không có nhưng trên thực tế nó vẫn được chấp nhận để tính toán khi bồi thường. Tỷ lệ diện tích đất bị thu hồi đã cho bức tranh chung về trạng thái các loại đất bị thu hồi của các hộ điều tra (biểu 2.6). Đây cũng là căn cứ để khi phân tích các tác động của thu hồi đất đến việc làm, thu nhập và đời sống của người có đất bị thu hồi, đề tài sẽ phân tổ theo 2 tiêu chí là đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp để xem xét.
Biểu 2.7: Diện tích đất thu hồi bình quân mỗi hộ phân theo loại đất
Đơn vị tính: m2
Địa phương Đất sản xuất nông
nghiệp Đất phi nông nghiệp
ruông khác An Đông 1.710,17 1.027,83 85,00 58,00 25,00 An Tây 1.513,40 281,75 66,67 126,67 15,00 Xuân Phú 1.268,17 275,11 67,50 52,00 110,00 Vỹ Dạ 1.962,20 0,00 53,33 60,00 8,50 An Hoà 1.486,43 893,00 78,00 150,00 22,00 Hương Sơ 627,26 849,80 137,75 80,00 15,00 Bình quân chung 1.442,49 603,06 83,72 89,83 43,64
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Ghi chú: Diện tích đất từng loại được tính bình quân cho các hộ điều tra bị thu hồi loại đất đó.