Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng hoạt động giết mổ và ô nhiễm vi sinh vật trong thịt lợn tại một số cơ sở giết mổ trên địa bàn huyện gia lâm,thành phố hà nội (Trang 102 - 105)

5.1. Kết luận

Từ những kết quả đã nghiên cứu và thảo luận ở phần trên về thực trạng hoạt động giết mổ và ô nhiễm vi sinh vật trong thịt lợn tại một số cơ sở giết mổ trên địa bàn huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội cho phép chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Thực tế hoạt động giết mổ và vệ sinh thú y của các điểm giết mổ gia súc, gia cầm còn nhiều vấn đề cần quan tâm:

- Toàn huyện có 307 hộ tham gia kinh doanh giết mổ trong đó có 210 điểm giết mổ lợn; có 76 điểm giết mổ gia cầm; có 20 điểm giết mổ trâu, bò và 1 điểm giết mổ dê. Có 208 hộ giết mổ tại nhà chủ bán gia súc, chiếm tỷ lệ 67,75% (chủ yếu giết mổ lợn), 99 hộ tham gia hoạt động giết mổ tại các điểm giết mổ cố định, chiếm tỷ lệ 32,25% (chủ yếu là giết mổ gia cầm). Các điểm giết mổ này phần lớn là nhỏ lẻ, tự phát theo cơ chế thị tr−ờng, không có sự quản lý của nhà n−ớc và trạm thú y huyện.

- Hầu hết các điểm giết mổ có quy mô diện tích và công suất nhỏ, không đảm bảo quy định chung về vệ sinh thú y. Trong 99 điểm giết mổ cố định, có 49 điểm diện tích mặt bằng d−ới 5m2, 26 điểm diện tích 5-10m2, 13 điểm diện tích 10-15m2 và 11 điểm diện tích trên 15m2. Về công suất có 21 điểm giết d−ới 5 con/ngày, 18 điểm giết 5-10 con/ngày, 38 điểm giết 10-15 con/ngày và 22 điểm giết trên 15 con/ngày.

- Các điểm giết mổ này th−ờng nằm trong các khu dân c−, khu công nghiệp và gần các trục đ−ờng giao thông chính, gần chợ, phố xá gây ảnh h−ởng đến sinh hoạt cộng đồng và môi tr−ờng. Trong 99 điểm giết mổ, có 40 điểm cách đ−ờng giao thông chính d−ới 500m và 59 điểm cách đ−ờng giao thông chính trên 500m.

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………95

- Do các điểm giết mổ tận dụng một phần diện tích nhà của mình để làm nơi giết mổ nên không đảm bảo các yêu cầu chung về thiết kế xây dựng theo quy định của pháp lệnh thú y. Hầu hết các điểm giết mổ điều tra đều không đ−ợc phân thành các khu riêng biệt, không có khu khám thân thịt, phủ tạng nên tất cả các công đoạn của quá trình giết mổ đều đ−ợc tiến hành ngay trên nền, sàn rất mất vệ sinh. Các điểm giết mổ này không có trang thiết bị chuyên dùng để giết mổ. Thịt, phủ tạng không đ−ợc bao gói trong khi vận chuyển.

- Nguồn n−ớc sử dụng cho hoạt động giết mổ bị nhiễm khuẩn nặng, chỉ có 6/40 mẫu đạt tiêu chuẩn vệ sinh, chiếm tỷ lệ 15,00%. Chỉ tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí nhiều hơn so với tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Chỉ tiêu E.coli chỉ có 11/40 mẫu đạt tiêu chuẩn, chiếm tỷ lệ 27,5%.

2. Sự ô nhiễm vi khuẩn thịt trong quá trình giết mổ cũng là vấn đề rất đáng lo ngại. Đối chiếu với TCVS những mẫu thịt đã kiểm tra đ−ợc đánh giá cụ thể nh− sau:

Kết quả kiểm tra của 72 mẫu thịt lấy tại nơi giết mổ ở các xã, thị trấn trong huyện, đối chiếu với tiêu chuẩn vệ sinh, những mẫu thịt đ−ợc đánh giá cụ thể nh− sau:

- Có 69,44% số mẫu đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí. - Có 75,00% số mẫu đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu Staphylococcus aureus. - Có 69,44% số mẫu đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu E.coli.

- Có 77,78% số mẫu đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu Salmonella. - Có 56,94% số mẫu đạt tiêu chuẩn cả 4 chỉ tiêu.

Những kết quả này đã góp phần phản ánh tình trạng ô nhiễm vi sinh vật trong thịt, từ đó cảnh báo đối với các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà n−ớc về vấn đề kiểm soát giết mổ - kiểm tra vệ sinh thú y, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi tr−ờng tại huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội.

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………96

5.2. đề nghị

1. Tiếp tục nghiên cứu mức độ ô nhiễm vi sinh vật trong thịt bày bán ở các chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm.

2. Nghiên cứu các chỉ tiêu lý, hoá nguồn n−ớc sử dụng trong giết mổ, n−ớc thải cho hoạt động giết mổ, mức độ ô nhiễm kim loại nặng, tồn d− kháng sinh, hoá chất bảo quản trong thực phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn huyện Gia Lâm.

3. Nguồn n−ớc sử dụng tại các cơ sở giết mổ nên dùng 100% n−ớc máy,các nguồn n−ớc khác muốn đ−a vào sử dụng phải đ−ợc ngành thú y kiểm tra và xử lý vệ sinh. Các bể chứa n−ớc phải th−ờng xuyên đ−ợc rửa sạch, thay n−ớc và sát trùng để đảm bảo vệ sinh nguồn n−ớc sử dụng trong quá trình giết mổ.

4. Tăng c−ờng công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở giết mổ gia súc, kiên quyết xử lý các tr−ờng hợp vi phạm quy định hiện hành về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, sản phẩm động vật.

5. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá một cách có cơ sở khoa học về thực trạng hoạt động giết mổ và tình hình vệ sinh thú y ở các điểm giết mổ trên địa bàn huyện. Đây là cơ sở đề nghị chính quyền địa ph−ơng có biện pháp hạn chế hình thức giết mổ l−u động, do đó từng b−ớc phải quy hoạch xây dựng lò giết mổ tập trung. Các cơ quan chuyên môn thực hiện đúng chức năng của mình trong công tác quản lý nhà n−ớc về lĩnh vực của ngành, kiểm tra giám sát các chủ hộ kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện, thực hiện đúng quy định của pháp luật đảm bảo sản phẩm có nguồn gốc động vật thông qua quá trình giết mổ đ−ợc tiêu thụ trên thị tr−ờng là sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………97

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng hoạt động giết mổ và ô nhiễm vi sinh vật trong thịt lợn tại một số cơ sở giết mổ trên địa bàn huyện gia lâm,thành phố hà nội (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)