Khái quát tình hình chăn nuôi và giết mổ trên địa bàn huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng hoạt động giết mổ và ô nhiễm vi sinh vật trong thịt lợn tại một số cơ sở giết mổ trên địa bàn huyện gia lâm,thành phố hà nội (Trang 61 - 63)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.1. Khái quát tình hình chăn nuôi và giết mổ trên địa bàn huyện Gia Lâm

Gia Lâm là một huyện ngoại thành, nằm ở phía Đông Bắc thủ đô Hà Nội. Huyện nằm trên trục tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng về đ−ờng bộ, đ−ờng sông đ−ờng sắt và cả đ−ờng hàng không nên nguồn thực phẩm từ H−ng Yên, Hải D−ơng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng,... qua huyện vào thành phố rất lớn. Vì vậy huyện Gia Lâm là đầu mối thực phẩm của thủ đô Hà Nội.

Huyện có 22 đơn vị hành chính (gồm 20 xã và 2 thị trấn), trên 103 đơn vị hành chính sự nghiệp, hơn 250 doanh nghiệp và có khoảng 9.000 hộ sản xuất kinh doanh. Với dân số 230.275 ng−ời cộng với hàng ngàn công nhân làm việc tại các nhà máy, doanh nghiệp,... khoảng gần 10.000 sinh viên, cán bộ giảng dạy sinh sống. Vì vậy, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm nói chung và thực phẩm t−ơi sống có nguồn gốc động vật nói riêng ngày càng tăng.

Qua điều tra, cho biết huyện Gia Lâm có tổng đàn lợn là 71.800 con; trâu, bò là 7.494 con; chó, mèo là 7.835 con; gà là 124.575 con; vịt là 51.688 con và dê, cừu là 620 con. Con số này so với một vài huyện lân cận còn rất thấp. Điều này cho thấy, ngành chăn nuôi ở huyện ch−a đ−ợc chú trọng, chăn nuôi chủ yếu trong gia đình.

Vì vậy, nguồn nguyên liệu cung cấp cho các điểm giết mổ và các hộ giết mổ tự do thiếu thốn, trong khi đó nhu cầu về thịt, trứng, sữa của ng−ời dân ngày càng tăng. Nên các điểm giết mổ và các hộ giết mổ tự do phải mua gia súc, gia cầm từ nơi khác về giết mổ phục vụ nhu cầu ng−ời tiêu dùng.

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………54

Từ năm 1990, nền kinh tế thị tr−ờng thay đổi cơ chế quản lý, xoá bỏ quan liêu bao cấp nên một số lò giết mổ tập trung lần l−ợt bị giải thể. Tình trạng giết mổ lợn tiêu thụ nội địa tự phát tràn lan, bung ra hàng trăm cơ sở giết mổ (lò mổ, điểm giết mổ) do t− nhân quản lý. Huyện Gia Lâm cũng không nằm ngoài quy luật đó. Lò mổ tập trung ở đây ch−a đ−ợc xây dựng nh−ng đã có điểm giết mổ và các hộ tham gia hoạt động giết mổ hình thành. Do chạy theo lợi nhuận, các t− nhân đã quên hoặc cố tình quên việc thực hiện các yêu cầu vệ sinh tối thiểu trong dây chuyền giết mổ gia súc, gia cầm.

Nhà n−ớc đã ban hành tiêu chuẩn vệ sinh đối với cơ sở giết mổ TCVN 5452 - 1991.

Từ khi có chỉ thị số 403/CT- TTg ngày 11/7/1995 của Thủ t−ớng Chính phủ về việc: “Chấn chỉnh công tác giết mổ gia súc và kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm có nguồn gốc động vật”, UBND thành phố Hà Nội ra Quyết định số 3468 ngày 10 tháng 9 năm 1997 ban hành quy định về: Kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm có nguồn gốc động vật, ban hành quy định thu phí và lệ phí kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm có nguồn gốc động vật. Huyện Gia Lâm mới chỉ thực hiện đ−ợc công tác kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ vẫn ch−a đ−ợc tiến hành, tức mới chỉ quan tâm đến phần ngọn mà ch−a quan tâm đến tận gốc nên hầu hết các cơ sở điều tra đều vi phạm các chỉ tiêu vệ sinh thú y.

Kết quả của công tác kiểm tra vệ sinh thú y trên địa bàn huyện cho thấy: Kiểm tra vệ sinh thú y trong 6 tháng năm 2007 đã triển khai chính thức ở 15 chợ của 15 xã và thị trấn trên địa bàn huyện. Đã kiểm tra đ−ợc 14 cửa hàng ăn uống trên địa bàn, xử lý một số cửa hàng giò chả có độ hàn the cao. Đã phát hiện những vi phạm về quy chế nhãn mác, vệ sinh môi tr−ờng, cảnh quan không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm đã hết hạn tại x−ởng đóng gói n−ớc mắm Lâm Hà chợ Ô Cách - Đức

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………55

Giang. Đã lập biên bản tạm đình chỉ hoạt động cơ sở này và tiêu hủy tại chỗ nhãn mác 150 chai n−ớc mắm loại 0,5 lít. Tuy mới chỉ là b−ớc đầu song phần nào cũng góp phần bảo vệ sức khoẻ ng−ời tiêu dùng, hạn chế dịch bệnh cho ng−ời và gia súc.

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng hoạt động giết mổ và ô nhiễm vi sinh vật trong thịt lợn tại một số cơ sở giết mổ trên địa bàn huyện gia lâm,thành phố hà nội (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)