Loại hình, địa điểm xây dựng và điều kiện hoạt động của các điểm giết mổ

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng hoạt động giết mổ và ô nhiễm vi sinh vật trong thịt lợn tại một số cơ sở giết mổ trên địa bàn huyện gia lâm,thành phố hà nội (Trang 67 - 70)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.3. Loại hình, địa điểm xây dựng và điều kiện hoạt động của các điểm giết mổ

hành vào những giờ nhất định nên những ng−ời tham gia giết mổ và bán thịt đã kịp thời bán buôn một số l−ợng lớn thịt tr−ớc khi cán bộ kiểm dịch đến. Do đó số l−ợng thịt đã qua kiểm tra đóng dấu chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với l−ợng thịt tiêu thụ trên thị tr−ờng. Đây là một nguy cơ làm lây lan dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và gây ngộ độc thực phẩm cho ng−ời tiêu dùng.

4.1.3. Loại hình, địa điểm xây dựng và điều kiện hoạt động của các điểm giết mổ giết mổ

Theo quy định của Chính phủ, hoạt động kinh doanh giết mổ là “loại hình kinh doanh có điều kiện”. Ngoài ra pháp lệnh thú y cũng quy định “việc giết mổ gia súc chỉ đ−ợc thực hiện tại các cơ sở giết mổ hợp vệ sinh, đ−ợc sự đồng ý của chính quyền địa ph−ơng và cơ quan thú y sở tại…” (Pháp lệnh thú y, 2004) [20]. Đồng thời việc xây dựng, thiết kế cơ sở giết mổ (lò mổ, điểm giết mổ) phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5452 - 1991).

Theo quy định pháp luật, để kinh doanh giết mổ chủ kinh doanh giết mổ phải có đủ các điều kiện về đất đai, cơ sở vật chất, giấy phép kinh doanh giết mổ, giấy khám sức khoẻ cho chủ cơ sở và công nhân, có giấy chứng nhận vệ sinh thú y cơ sở giết mổ do Cục Thú y hoặc Chi cục cấp tùy theo mục đích hoạt động. Dựa vào những quy định trên chúng tôi đã tiến hành điều tra 307 hộ để đánh giá thực tế.

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………60

Bảng 4.2. Kết quả điều tra về loại hình, địa điểm xây dựng và điều kiện hoạt động của các điểm giết mổ trên địa bàn huyện Gia Lâm

Loại hình giết mổ

Cách đ−ờng Giao thông chính (m)

Giấy phép hành nghề, giấy phép kinh doanh Đối t−ợng giết mổ Số l−ợng các hộ tham gia giết mổ GM (*) tại nhà chủ bán gia súc Điểm giết mổ <500 >500 Có sự quản lý của trạm thú y Không Gia cầm 76 0 76 37 39 2 2 74 Lợn 210 208 2 2 0 2 2 208 Trâu, bò 20 0 20 0 20 0 0 20 Dê 1 0 1 1 0 0 0 1 Tổng hợp 307 208 99 40 59 4 4 303 Tỷ lệ (%) 67,75 32,25 40,40 59,60 1,30 1,30 98,70 Ghi chú: (*)GM: Giết mổ.

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………61

Số liệu trong bảng 4.2 cho thấy, trong 307 hộ tham gia hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm có 208 hộ giết mổ tại nhà chủ bán gia súc, chiếm tỷ lệ 67,75% (chủ yếu giết mổ lợn), 99 hộ có điểm giết mổ cố định, chiếm tỷ lệ 32,25%. Nh− vậy, số hộ hành nghề giết mổ tự do nhiều hơn số hộ có điểm giết mổ cố định. Trong 99 điểm giết mổ thì có 76 điểm giết mổ gia cầm mà chủ yếu giết mổ tại chợ với cơ sở vật chất thiếu thốn, công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng ch−a đ−ợc tiến hành. Điều đó ảnh h−ởng lớn đến chất l−ợng sản phẩm và sức khoẻ ng−ời tiêu dùng. 208 hộ hành nghề giết mổ không có địa điểm cố định, họ giết mổ ngay tại nền giếng hoặc sân của các chủ hộ có gia súc bán trên địa bàn huyện và các xã, huyện, tỉnh phụ cận. Nhìn chung phạm vi hành nghề của những ng−ời hành nghề giết mổ là rất rộng. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi tr−ờng và ảnh h−ởng đến các hộ xung quanh. Không những vậy mà chính họ đóng vai trò là một trong những nhân tố trung gian làm lây lan dịch bệnh.

Theo quy định: Vị trí điểm giết mổ phải đ−ợc xây dựng cách đ−ờng giao thông chính ít nhất 500m. Đối chiếu với yêu cầu này chỉ có 59/99 điểm giết mổ đạt yêu cầu (chiếm tỷ lệ 59,60%) và 40/99 điểm giết mổ không đạt yêu cầu (chiếm tỷ lệ 40,40%) trong đó giết mổ gia cầm: 37 điểm; giết mổ lợn: 2 điểm; giết mổ dê: 1 điểm.

Pháp lệnh Thú y ghi rõ, tổ chức, cá nhân khi lập cơ sở giết mổ phải có đề án xây dựng. Sau khi có ý kiến thẩm định điều kiện vệ sinh thú y của cơ quan vệ sinh thú y có thẩm quyền và các cơ quan khác, đảm bảo vệ sinh môi tr−ờng, ngăn ngừa lây lan bệnh dịch cho động vật, khi có đủ điều kiện thì chính quyền địa ph−ơng cấp giấy đăng ký kinh doanh. Chúng tôi đã tiến hành điều tra, trên toàn huyện có 307 hộ tham gia hoạt động giết mổ chỉ có 4 hộ có sự quản lý của Trạm Thú y (chiếm tỷ lệ 1,30%). Từ đó cho thấy công tác quản lý các hộ kinh doanh giết mổ trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế.

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………62

Qua điều tra cho thấy, trong toàn huyện có 4 hộ đ−ợc cấp giấy phép kinh doanh, chiếm tỷ lệ 1,30% và 303 hộ không có giấy phép hành nghề và giấy phép kinh doanh, chiếm 98,70%. Điều này cho thấy sự quan tâm của các cơ quan có thẩm quyền còn rất hạn chế. Mặt khác do các hộ giết mổ quen với lối giết mổ tự do và chạy theo lợi nhuận nên ch−a tự giác đăng ký kinh doanh tại các cơ quan chức năng của huyện.

Từ những phân tích trên cho thấy hoạt động giết mổ ở huyện Gia Lâm còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm nh− việc cấp giấy phép hành nghề, giấy phép kinh doanh, đ−a gia súc, gia cầm vào giết mổ tại các lò mổ tập trung,… Các chủ hộ tham gia hoạt động giết mổ ch−a tự giác, quen tự do hoạt động nên việc tổ chức, quy hoạch hoạt động giết mổ của huyện còn gặp rất nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng hoạt động giết mổ và ô nhiễm vi sinh vật trong thịt lợn tại một số cơ sở giết mổ trên địa bàn huyện gia lâm,thành phố hà nội (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)