Tình hình nghiên cứu vi khuẩn Salmonella

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng hoạt động giết mổ và ô nhiễm vi sinh vật trong thịt lợn tại một số cơ sở giết mổ trên địa bàn huyện gia lâm,thành phố hà nội (Trang 36 - 38)

Năm 1885, Daniel E. Salmon nhà bác học thú y ở Mỹ lần đầu tiên phát hiện Salmonella từ ruột của một con lợn và đặt tên là Salmonella cholerae suis. Vi khuẩn Salmonella sau này mới đ−ợc biết là nguyên nhân gây bệnh ở ng−ời (Winkler G. Weinberg, MD, 2002) [76].

Salmonellosis là một bệnh truyền nhiễm phức tạp của nhiều loài động vật và ng−ời. Bệnh có đặc tính dịch tễ khác nhau giữa các vùng địa lý, phụ thuộc vào khí hậu, mật độ động vật, tập quán canh tác, kỹ thuật thu hoạch và chế biến thực phẩm, thói quen tiêu dùng và đặc tính sinh học của các chủng

Salmonella ( Altekruse S.F, 1990) [43].

Ngày nay, các nhà khoa học đã xác định đ−ợc khoảng trên 2300 serotype Salmonella (Winkler G. Weinberg, MD, 2002) [76] và chia làm 67

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………29

nhóm huyết thanh dựa vào cấu trúc kháng nguyên O (Radostite O.M, Blood D.C,1994) [71].

Những năm gần đây, hai serotype Salmonella typhimurium

Salmonella enteritidis đ−ợc quan tâm nhất ở Mỹ, do Salmonella kháng lại thuốc kháng sinh thông th−ờng khi điều trị bệnh cho ng−ời và gia súc (Winkler G. Weinberg, MD, 2002) [76].

Hệ thống phân loại của Ewing, dựa vào khả năng gây bệnh và thích nghi với vật chủ là ng−ời hay động vật mà Salmonella có thể chia ra làm 3 nhóm chính:

Nhóm 1: Salmonella gây bệnh cho ng−ời gồm Salmonella typhiSalmonella paratyphi A, B và C. Chúng có thể lây nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp qua thức ăn, n−ớc uống; từ ng−ời này sang ng−ời khác.

Nhóm 2: Gây bệnh cho động vật, nh− Salmonella dublin ở trâu bò, Salmonella cholerae suis ở lợn.

Nhóm 3: Gây bệnh cho nhiều loài động vật, là nguyên nhân gây nên những vụ ngộ độc nghiêm trọng ở ng−ời và động vật, trong đó điển hình là Salmonella enteritidis, Salmonella typhimurium (Gupta B.R., 1981) [55].

Vi khuẩn Salmonella có thể gây bệnh th−ơng hàn, phó th−ơng hàn và chứng ngộ độc thức ăn ở ng−ời. Cũng nh− bệnh phó th−ơng hàn ở lợn, bệnh có thể lây lan giữa ng−ời và gia súc.

Theo Nguyễn Hữu Bình (1991) [3], bệnh th−ơng hàn ở ng−ời là bệnh truyền nhiễm lây lan tản phát, hay gây thành dịch do trực khuẩn th−ơng hàn (Salmonella typhi) và trực khuẩn phó th−ơng hàn (Salmonella paratyphi

A,B,C) gây nên.

Năm 1963, Viện vệ sinh dịch tễ Hà Nội đã kiểm tra tình hình nhiễm

Salmonella ở lò sát sinh Hà Nội, kết quả cho thấy: Trong 172 mẫu phân của công nhân có 11 tr−ờng hợp Salmonella d−ơng tính, chiếm tỷ lệ 6,3%. Vi

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………30

khuẩn Salmonella phân lập đ−ợc ngoài 9 serotype thuộc nhóm E còn thấy một số Serotype Salmonella typhimuriumSalmonella newport. Trong 100 mẫu thịt lợn có 22 mẫu phân lập đ−ợc Salmonella, chiếm tỷ lệ 22%. Song những tr−ờng hợp này ch−a kết luận đ−ợc là lợn có nhiễm trùng huyết hay không? Thịt lợn có thể bị ô nhiễm từ phân, khi con vật mổ xong, kéo lê trên sàn.

Các serotype Salmonella phân lập đ−ợc ở thịt lợn, phân biệt theo các nhóm sau: 57 serotype nhóm E1; 6 serotype nhóm E2; 1 serotype nhóm C1 và 3 serotype nhóm C2.

Nh− vậy, các Serotype Salmonella khác nhau đã thấy ở lợn và công nhân lò sát sinh Hà Nội. Đặc biệt các serotype Salmonella ở ng−ời, từ tr−ớc tới nay th−ờng là lây từ gia súc sang, rất ít tr−ờng hợp nguyên phát.

Nguyễn Thị Nội và cộng sự (1989) [18], khi tiến hành phân lập, điều tra tình hình nhiễm vi khuẩn đ−ờng ruột tại một số cơ sở chăn nuôi, cho thấy 82,8-100% lợn bị tiêu chảy nhiễm Salmonella.

Kết quả nghiên cứu sự ô nhiễm vi sinh vật có nguồn gốc động vật trên thị tr−ờng Hà nội của Tô Liên Thu (1999) [38] cho biết: tỷ lệ nhiễm

Salmonella ở thịt bò là 61,1%, thịt lợn là 41,7%, thịt gà là 29,2%.

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng hoạt động giết mổ và ô nhiễm vi sinh vật trong thịt lợn tại một số cơ sở giết mổ trên địa bàn huyện gia lâm,thành phố hà nội (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)