3.3.1. Đối với Chính phủ
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân hàng: Một hệ thống ngân hàng lành mạnh đòi hỏi Nhà nước phải tạo lập được một hệ thống pháp luật ngân hàng hoàn chỉnh, có chất lượng cao, đối xử bình đẳng giữa các loại hình tổ chức tín dụng, kể cả
ngân hàng nước ngoài, đồng thời, đảm bảo tính minh bạch để khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng, bảo đảm sự an toàn và hiệu quả của hệ thống ngân hàng, trước mắt Nhà nước cần giải quyết một số vấn đề sau:
+ Sửa đổi, bổ sung Luật NHNN và Luật các tổ chức tín dụng phù hợp đường lối phát triển kinh tế, xã hội, thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
+ Thống nhất và hoàn thiện các vấn đề trong hệ thống kế toán, kiểm toán, đặc biệt là vấn đề phân loại nợ xấu, trích lập dự phòng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
+ Đẩy nhanh tiến độ ban hành luật Cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong lĩnh vực ngân hàng, đưa luật này trở thành công cụ để Chính phủ kiểm soát hoạt động cạnh tranh, và để các NHTM phát triển khả năng cạnh tranh, hoạt động hiệu quả hơn.
+ Hoàn thiện hệ thống các văn bản liên quan đến việc thu hồi và các biện pháp xử lý tài sản thế chấp…theo hướng công khai, minh bạch, nhất quán và hiệu quả.
+ Sớm ban hành các quy định mới, tạo khung pháp lý cho các nghiệp vụ ngân hàng mới.
+ Cuối cùng là ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn đối với các Luật đã ban hành và có hiệu lực để các ngân hàng thực hiện đúng, đầy đủ.
- Hoàn thiện hoạt động của thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán:
Thị trường tài chính phát triển sẽ tạo động lực đổi mới ngân hàng do áp lực cạnh tranh về thu hút vốn, mặt khác tạo cho các ngân hàng cơ hội để đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, và cung cấp đa dạng các công cụ cho phép ngân hàng linh hoạt hơn trong việc điều tiết nguồn vốn, tăng cường khả năng chống đỡ trước những bất lợi của thị trường. Nhà nước cần đa dạng hóa và nâng cao tính linh hoạt của các công cụ tài chính và tạo khuôn khổ pháp lý chưa hoàn chỉnh cho việc tham gia thị trường.
- Chủ động xây dựng và thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam, làm tốt vai trò định hướng và hỗ trợ cho các ngân hàng. Đặc biệt, Nhà nước cần hỗ trợ quá trình cơ cấu lại, hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, bằng cách tạo điều kiện cho các ngân hàng có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận các nguồn tài trợ song phương và đa phương của Chính phủ các nước, các tổ chức tài chính quốc tế để đầu tư hiện đại hóa công nghệ, cơ cấu tổ chức.
- Cải cách thủ tục hành chính. Hiện tại một số thủ tục hành chính trong việc cấp giấy phép, đăng ký… thực hiện các hoạt động của các NHTM còn qua nhiều khâu
và nhiều mất thời gian, làm hạn chế tính tự chủ của các ngân hàng. Do đó Nhà nước cần nới lỏng dần, hạn chế tối đa các giấy tờ, các khâu không cần thiết và giảm tối đa thời gian chờ đợi.
- Đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghệ thông tin. Hạ tầng công nghệ thông tin của một quốc gia có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của các ngành kinh tế, ngành ngân hàng là ngành dịch vụ, do đó yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin càng cao. Do đó để các NHTM Việt Nam có thể cạnh tranh thành công trong quá trình hội nhập Nhà nước phải phát triển mạnh, đồng bộ hạ tầng công nghệ thông tin để tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển các hoạt động, nhất là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Để phát huy vai trò quan trọng của NHNN trong việc đảm bảo sự phát triển ổn định, an toàn và bền vững của toàn bộ hệ thống ngân hàng và của Techcombank nói riêng, NHNN cần phải tiến hành các hoạt động sau:
- Hỗ trợ các NHTM trong việc mở rộng hoạt động ngân hàng quốc tế. Để làm được điều này NHNN phải làm tốt vai trò nghiên cứu, tìm hiểu và cung cấp thông tin về luật ngân hàng, thị trường, sự phát triển của ngành ngân hàng ở các nước trên thế giới để định hướng cho các ngân hàng trong nước về chiến lược hợp tác, phát triển với các ngân hàng quốc tế…
- Đẩy mạnh phát triển, hiện đại hóa hoạt động của thị trường liên ngân hàng, phát triển các hình thức giao dịch mới. NHNN cần chủ động đầu tư hiện đại hóa công nghệ để phát triển các giao dịch của toàn hệ thống.Hệ thống thanh toán nước ta chưa được kết nối trong toàn quốc, cần được hiện đại hóa để thực hiện kết nối trong toàn quốc tạo tính an toàn, nhanh chóng, chính xác và tiện lợi cho hoạt động thanh toán của các NHTM qua Trung tâm thanh toán này.
Chủ động thiết lập mô hình tổ chức và áp dụng công nghệ quản lý hiện đại trong các lĩnh vực: thanh toán quốc gia, quản lý & tham gia thị trường tiền tệ,
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng, phát triển trung tâm thông tin ngành. Thực hiện đa dạng hóa các kênh thu thập thông tin, nâng cao hiệu quả xử lý và phân tích thông tin để phân phối thông tin rộng rãi, chính xác, đầy đủ và hữu dụng về tín dụng và các thông tin chuyên ngành khác đến các NHTM.
- Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng: Môi trường cạnh tranh bình đẳng là cơ sở để các NHTM phát huy năng lực cạnh tranh, đồng thời tạo sức ép phải đổi mới và tăng hiệu quả hoạt động lên các NHTM trong nước. Vì vậy, việc xóa bỏ tình trạng bảo hộ đối với các NHTMNN, dỡ bỏ các hạn chế với NHTMCP cũng như các ngân hàng nước ngoài, tạo hành lang pháp lý về cạnh tranh có hiệu lực, đảm bảo sự bình đẳng, an toàn cho mọi tổ chức hoạt động dịch vụ ngân hàng và tài chính là việc làm cần được chú trọng.
- Thường xuyên rà soát lại để bổ sung, hoàn thiện và đảm bảo việc thực hiện hệ thống văn bản, quy định, chính sách trong lĩnh vực ngân hàng. Bao gồm các quy định về vốn điều lệ, về phương pháp phân loại rủi ro tín dụng theo chuẩn quốc tế, về trình độ của đội ngũ quản lý của NHTM, về chế độ báo cáo tài chính, về quy chế thanh tra, giám sát thị trường tài chính, về bảo toàn tiền gửi, đảm bảo tiền vay và các quy định can thiệp khẩn cấp khác…đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, phù hợp với các cam kết hội nhập, qua đó tạo môi trường thuận lợi để các ngân hàng phát huy khả năng cạnh tranh
- Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo cán bộ cho các NHTM. Công tác cán bộ và đào tạo phải được đặc biệt chú trọng và giữ vai trò quyết định đối với quá trình hội nhập của cả hệ thống ngân hàng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nhân lực có trình độ trong lĩnh vực ngân hàng rất khan hiếm, do đó NHNN cần có chiến lược phát triển nguồn lực trí tuệ và đào tạo cán bộ theo qui hoạch cụ thể cho các NHTM.
- Tăng cường công tác thanh tra – giám sát ngân hàng. Hệ thống thanh tra - giám sát ngân hàng còn nhiều điểm chưa tương đồng với thông lệ quốc tế, chưa có hiệu quả và hiệu lực thật cao để bảo đảm việc tuân thủ nghiêm pháp luật về ngân hàng và sự an toàn của hệ thống ngân hàng, nhất là trong việc ngăn chặn và cảnh báo sớm các rủi ro hoạt động ngân hàng. Do đó thời gian tới cần khắc phục các tồn tại này bằng cách nghiên cứu áp dụng các chỉ tiêu, cách thức thực hiện việc thanh tra, giám sát theo thông lệ quốc tế, thiết lập một bộ phận thanh tra, kiểm soát có hiệu lực, thành lập cơ quan giám sát, phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế và ngành ngân hàng, tăng cường các công cụ và phương pháp giám sát ngân hàng hiệu quả.
- Củng cố và đẩy mạnh hoạt động của thị trường liên ngân hàng, phát triển các hình thức giao dịch mới làm cho thị trường này trở thành trung tâm giao dịch và điều phối vốn khả dụng cho toàn hệ thống.
KẾT LUẬN
Quá trình cải cách mạnh mẽ với những chính sách nhất quán, ngày càng thông thoáng của Nhà nước thời gian qua đã thúc đẩy các ngân hàng phát triển cả về lượng và chất. Đây là những tiền đề quan trọng cho sự phát triển vững mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tiếp tục thực hiện những cam kết hội nhập, ngành ngân hàng Việt Nam sẽ còn nhiều yếu tố đổi mới với nhiều cơ hội và thách thức lớn. Trước hết sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng nhưng quyết liệt hơn rất nhiều cho các ngân hàng. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh là câu hỏi động luôn cần các đáp án giải pháp mới.
Hơn 15 năm hoạt động Techcombank đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Trong điều kiện ngành ngân hàng ngày càng cạnh tranh gay gắt do sự phát triển mạnh mẽ số và chất lượng các NHTM trong nước và sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài… thì sức ép cạnh tranh đối với Techcombank được nhận định là rất lớn. Để tiếp tục phát huy thành tựu đạt được, thực hiện các mục tiêu đã đề ra, giữ vững vị thế là một trong những NHTMCP hàng đầu ở Việt Nam, cạnh tranh hiệu quả việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với Techcombank nói riêng và các NHTM nói chung phải được coi là việc làm thường xuyên và liên tục.
Nhận thức được sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của Techcombank, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng
thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam”. Đây là công trình khoa học, nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về năng lực cạnh tranh của Techcombank. Nội dung luận văn đạt được những kết quả sau:
1. Làm rõ cơ sở lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh: các khái niệm, đặc điểm, nhân tố ảnh hưởng và tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM.
2. Tổng hợp phân tích, đánh giá thực tế năng lực cạnh tranh của Techcombank, đồng thời nhận xét những ưu, nhược điểm, thời cơ, thách thức của ngân hàng.
3. Dựa trên cơ sở các phân tích khoa học và thực tế hoạt động của Techcombank để đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Techcombank thời gian tới.
Tuy nhiên, luận văn còn một số hạn chế sau:
- Phạm vi nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở giai đoạn 2004-2008 và ở góc độ so sánh với một số ít các NHTM.
- Số liệu nghiên cứu chưa đầy đủ
- Các phân tích và đánh giá chưa sâu do trình độ và kiến thức còn hạn chế, thời gian nghiên cứu ngắn.
Do vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các nhà quản lý ngân hàng…để luận văn thực sự có ý nghĩa.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH...4
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...4
1.1. Tổng quan về NHTM...4
1.1.1. Khái niệm NHTM...4
1.1.2. Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM...4
1.1.2.1. Nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn...4
1.1.2.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn...5
1.1.2.3. Nghiệp vụ trung gian...5
1.2. Năng lực cạnh tranh của NHTM...6
1.2.1. Cạnh tranh giữa các NHTM ...6
1.2.1.1. Khái niệm cạnh tranh...6
1.2.1.2. Đặc trưng cạnh tranh giữa các NHTM...6
1.2.1.3. Nội dung cạnh tranh của các NHTM...8
1.2.2. Năng lực cạnh tranh của NHTM...10
1.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM...11
1.2.3.1. Năng lực tài chính...11
1.2.3.2. Năng lực hoạt động...18
1.2.3.3. Năng lực quản trị, điều hành ...20
1.2.3.4. Năng lực công nghệ...21
1.2.4. Lý thuyết kinh tế học về phân tích năng lực cạnh tranh của các NHTM...22
1.2.4.2. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael E. Porter trong phân tích môi trường ngành của NHTM...25
1.2.4.3. Mô hình SWOT trong đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM...27
Chương 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM...28
2.1. Khái quát về NHTM cổ phần Kỹ thương Việt Nam...28
2.1.2. Bộ máy tổ chức và hoạt động...29
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh...31
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTMCP Kỹ thương Việt Nam...32
2.2.1. Năng lực tài chính...32
2.2.1.1. Vốn chủ sở hữu...32
2.2.1.2. Chất luợng tài sản...34
2.2.1.3. Khả năng sinh lời...36
2.2.1.4. Khả năng đảm bảo an toàn hoạt động...41
2.2.2. Năng lực hoạt động...44
2.2.2.1. Hoạt động huy động vốn...44
2.2.2.2. Hoạt động cho vay và đầu tư...47
2.2.2.3. Hoạt động mở rộng và phát triển sản phẩm dịch vụ...51
2.2.3. Năng lực quản trị, điều hành và tác nghiệp...58
2.2.4. Năng lực công nghệ...63
2.2.5. Các yếu tố khác...65
2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM cổ phần kỹ thương Việt Nam. 66 2.3.1. Điểm mạnh...66
2.3.2. Điểm yếu...69
2.3.3. Cơ hội...72
2.3.4. Thách thức...73
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM...75
3.1. Định hướng phát triển của NHTMCP Kỹ thương Việt Nam...75
3.1.1. Bối cảnh chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng Việt Nam...75
3.1.2. Định hướng phát triển của NHTMCP Kỹ thương Việt Nam...76
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP Kỹ thương Việt Nam...77
3.2.1. Tăng cường quy mô vốn tự có...77
3.2.2. Nâng cao năng lực hoạt động...79
3.2.2.1. Giải pháp tăng cường huy động vốn...79
3.2.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động cho vay và đầu tư...81
3.2.2.3. Giải pháp phát triển hoạt động dịch vụ của ngân hàng...84
3.2.3. Hoàn thiện chính sách lãi suất, phí cạnh tranh...87
3.2.4. Phát triển mạnh mẽ cơ sở khách hàng...88
3.2.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing...89
3.2.6. Giải pháp đảm bảo an toàn hoạt động...90
3.2.7. Giải pháp nâng cao năng lực quản trị, điều hành...92
3.2.8. Giải pháp hiện đại hoá công nghệ ngân hàng...95
3.2.9. Giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ...98
3.2.10. Các giải pháp khác...101
3.3. Các đề xuất, kiến nghị...101
3.3.1. Đối với Chính phủ...101
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước...103
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Mô hình phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM...22
Hình 1.2: Mô hình PEST...23
Hình 1.3: Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael E. Porter...25
Bảng 1.4: Mô hình phân tích SWOT...28
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Techcombank giai đoạn 2004 - 2008 ... 31
Bảng 2.3: Vốn chủ sở hữu của Techcombank giai đoạn 2004 – 2008...32
Bảng 2.4: Vốn chủ sở hữu của một số NHTM trong nước năm 2006 - 2008...33
Bảng 2.5: Tổng tài sản sinh lời của Techcombank giai đoạn 2004 – 2008...34
Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTMCP giai đoạn 2004 đến tháng 6/2008. 35
Bảng 2.11: ROA, ROE của một số NHTMCP năm 2008...38
Bảng 2.14: CAR của Techcombank và một số NHTM giai đoạn 2004-2008...41
Bảng 2.15: Một số chỉ tiêu thanh khoản của Techcombank giai đoạn 2004-2008 ... 43
Bảng 2.16: Tình hình huy động vốn của Techcombank giai đoạn 2004 – 2008. . .45
Bảng 2.17: Thị phần huy động vốn của một số NHTM giai đoạn 2005 – 2007....46
Bảng 2.18: Kết quả hoạt động cho vay và đầu tư của Techcombank...47
giai đoạn 2004 – 2008...47
Bảng 2.19: Thị phần tín dụng của một số NHTM các năm 2005 – 2008...47
Bảng 2.20: Kết quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp của Techcombank...49
giai đoạn 2004 – 2008...49
Bảng 2. 21: Một số kết quả về hoạt động đầu tư chứng khoán...50
của Techcombank giai đoạn 2004 – 2008...50
Bảng 2.24: Một số kết quả trong hoạt động dịch vụ thẻ...55
của Techcombank giai đoạn 2004 – 2008...55