Mô hình SWOT ra đời từ những năm 60-70 tại Viện nghiên cứu Stanford, Hoa Kỳ. Đây là phương pháp đánh giá năng lực của doanh nghiệp thông qua việc xác định, phân tích những điểm mạnh- Strengths và điểm yếu - Weaknesses, là các yếu tố nội tại của doanh nghiệp; cơ hội – Opportunities và thách thức - Threats, là các nhân tố bên ngoài của một doanh nghiệp. SWOT cũng được áp dụng phân tích sức mạnh của đối thủ cạnh tranh. Từ đó giúp cho việc lập kế hoạch, xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả.
- Điểm mạnh: là các công việc ngân hàng làm tốt hơn so với các đối thủ. Đó có thể là những điểm mạnh dễ nhận biết như thị phần chi phối, vốn lớn, công nghệ hiện đại, nhân lực chất lượng cao…và những điểm mạnh chỉ có thể cảm nhận như khả năng thích ứng, thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên, uy tín thương hiệu...
- Điểm yếu: là những hạn chế của ngân hàng, những việc ngân hàng làm không tốt so với các đối thủ. Những điểm này có thể nhận biết hoặc không dễ nhận biết, ở dạng tiềm ẩn. Có thể nhận biết chính xác nguyên nhân và tác động của các điểm yếu đến hoạt động kinh doanh sẽ giúp NHTM khắc phục hiệu quả hơn.
- Cơ hội: Có những cơ hội có thể đến môi trường khách quan mang lại, hoặc do chính ngân hàng tạo ra nhờ vào các điểm mạnh. Các ngân hàng luôn luôn phải phân tích, tìm kiếm, tận dụng tốt các cơ hội cũng như tạo ra các cơ hội để thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngân hàng phát triển bền vững.
- Thách thức: là các yếu tố, các nguy cơ tiềm ẩn, những rủi ro mà các ngân hàng có thể gặp phải làm hoạt động của ngân hàng trở lên khó khăn. Những thách thức này có thể phát sinh từ bên trong, hoặc bên ngoài ngân hàng.
Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản: SO - các chiến lược dựa trên ưu thế của doanh nghiệp để tận dụng các cơ hội thị trường; WO - các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm để tận dụng cơ hội thị trường; ST- các chiến
lược dựa trên ưu thế của của doanh nghiệp để tránh các nguy cơ của thị trường; WT - các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của doanh nghiệp để tránh các nguy cơ của thị trường, mô tả trong bảng sau:
Bảng 1.4: Mô hình phân tích SWOT
Các điểm mạnh Các điểm yếu
Các cơ hội
Phân tích S-O
Phát huy các điểm mạnh như thế nào để tận dụng tối đa các cơ hội
Phân tích W- O
Khắc phục các điểm yếu như thế nào để tận dụng tốt các cơ hội
Các thách
thức
Phân tích S-T
Sử dụng điểm mạnh như thế nào để chống lại các thách thức và thực hiện mục tiêu, nắm bắt các cơ hội
Phân tích W-T
Khắc phục điểm yếu như thế nào để chống lại các thách thức đối với việc thực hiện mục tiêu và theo đuổi cơ hội
Việc áp dụng phương pháp SWOT để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng, cũng như giúp cho nhà quản lý ngân hàng xây dựng chiến lược cạnh tranh hiệu quả, đòi hỏi chất lượng hoạt động phân tích, đánh giá các năng lực hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính, công nghệ.. của ngân hàng và các đối thủ, cũng như các yếu tố môi trường phải tốt, chính xác.
Chương 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM