* Hệ số an toàn vốn: Xét theo khía cạnh đảm bảo an toàn hoạt động thì mục tiêu nâng cao vốn chủ sở hữu là để đảm bảo nguồn tài chính chống đỡ các rủi ro có thể xảy ra vì đây mới thực chất là nguồn vốn của ngân hàng, mức đảm bảo này được đo bằng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu – CAR.
Bảng 2.14: CAR của Techcombank và một số NHTM giai đoạn 2004-2008
Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 1.VCSH của Techcombank (tỷ đồng) 515,107 1.009,41 1.761,69 3.573,4 2 5.615,55
2. CAR của Techcombank (%) 10,19 15,72 15,28 14,30 13,99
3.CAR của hệ thống NH (%) 4,4 < 5 < 5 8,9 9,7
4. CAR của ACB (%) 9,7 12,1 10,9 16,2 12,68
5. CAR của Sacombank (%) 10,5 15,4 11,8 11,07 12,6
6. CAR của Military Bank (%) 9,68 11,28 15,58 14,2 12,35
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank các năm 2004 – 2008)
Năm năm gần đây hệ số CAR của Techcombank đều đạt trên mức tiêu chuẩn 8% khá nhiều, trong khi các năm trước năm 2003 trở lại không có năm nào đạt mức tiêu chuẩn. Hệ số CAR của Techcombank các năm cao hơn mức trung bình trung của toàn hệ thống ngân hàng, và hầu hết các NHTMCP, chỉ đứng sau ngân hàng ACB. Hệ số CAR cao nhưng tổng tài sản của ngân hàng cũng tăng nói lên chất lượng công tác hoạch định chiến lược phát triển của ngân hàng, vừa đảm bảo mở rộng kinh doanh vừa đảm bảo an toàn hoạt động. Có được kết quả như vậy là nhờ vào hai yếu tố, một là thời gian qua vốn chủ sở hữu của ngân hàng tăng theo kịp tốc độ tăng trưởng của hoạt động kinh doanh do được tăng cường từ tất cả các nguồn, đặc biệt từ phát hành cổ phiếu mới và lợi nhuận giữ lại. Hai là tổng tài sản tăng, ngân hàng cũng đồng thời kiểm soát chặt chẽ các loại rủi ro và nâng cao chất lượng tài sản nên thu được lợi nhuận cao, có điều kiện tăng lợi nhuận giữ lại bổ sung vào vốn chủ sở hữu.
Hệ số CAR lớn, đồng nghĩa với khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng cao, là điều kiện để Techcombank tiếp tục mở rộng khả năng huy động và cho vay, cũng như các hoạt động khác, nâng cao khả năng cạnh tranh.
* Khả năng kiểm soát rủi ro: Hiệu quả và an toàn hoạt động kinh doanh phụ thuộc phần lớn vào năng lực quản trị rủi ro. Những loại rủi ro Techcombank thường gặp là rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Techcombank đã thành lập Phòng Quản trị rủi ro, trong đó có các bộ phận quản trị rủi ro đối với từng loại rủi ro để thực hiện quản lý, giám sát rủi ro chuyên sâu. Được sự tư vấn của HSBC khối Tín dụng và Quản trị rủi ro đã hoàn tất về cơ cấu tổ chức cho công tác quản trị, đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả chung của ngân hàng.
Đối với rủi ro tín dụng, vì mục tiêu của Techcombank là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu, do đó đối tượng khách hàng của ngân hàng chủ yếu các cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời với nguồn vốn chủ sở hữu được tăng cường những năm qua nên Techcombank luôn thực hiện đúng giới hạn an toàn tín dụng cho vay đối với một khách hàng theo quy định của pháp luật.
Bộ phận quản trị rủi ro tín dụng thường xuyên rà soát công tác kiểm soát tín dụng, nghiên cứu áp dụng các kỹ thuật quản lý danh mục tiên tiến trên thế giới như: Hệ thống báo cáo kiểm soát rủi ro sản phẩm thấu chi tín chấp F2, hệ thống chấm điểm rủi ro tín dụng, hệ thống phê duyệt tự động sản phẩm tín dụng, hệ thống phân loại nợ tự động hoá…giúp ban lãnh đạo có đầy đủ công cụ và thông tin để quản trị. Đồng thời ngân hàng đã cải tổ quy trình phê duyệt và thẩm định tín dụng, thống kê, báo cáo thường xuyên chi tiết tình hình nợ quá hạn, phân tích nguyên nhân để kịp thời có giải pháp phù hợp. Công tác thẩm định tín dụng thực hiện theo hướng tập trung hóa tại Hội sở giúp tối ưu hoá nguồn lực và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Do đó nợ quá hạn, nợ xấu được kiểm soát, năm 2008 trong điều kiện khó khăn chung của toàn ngành ngân hàng, Techcombank vẫn kiểm soát tốt rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,56%.
Mặt khác công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cũng được ngân hàng thực hiện tốt, tăng cường cho công tác đảm bảo an toàn tín dụng. Thời gian qua tình hình kiểm soát rủi ro tín dụng của Techcombank ngày càng tốt lên, cụ thể như số liệu và những phân tích trong phần chất lượng tín dụng đã đề cập ở trên.
Đối với loại rủi ro thị trường, Techcombank áp dụng hệ thống công nghệ quản trị rủi ro thị trường từ năm 2003, mô hình này tiếp tục được ngân hàng cải tiến theo hướng cập nhập những kỹ thuật tiên tiến nhất và sửa đổi khoản mục cho phù hợp với các hoạt động mới của ngân hàng. Do đó công tác quản trị rủi ro thị trường đạt được nhiều thành công, đảm bảo cho ngân hàng hoạt động hiệu quả và an toàn.
Đối với rủi ro hoạt động: Với sự giúp đỡ của HSBC, bộ phận quản trị rủi ro hoạt động đã nghiên cứu các chuẩn mực, thông lệ để quản trị rủi ro hoạt động nói chung và IT nói riêng để đánh giá và đưa ra phương pháp quản lý rủi ro hiệu quả và phù hợp với Techcombank. Việc đánh giá rủi do hoạt động được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý theo mức độ quan trọng của các hoạt động. Đặc biệt Techcombank đã xây dựng đội ngũ kiểm toán IT và áp dụng tiêu chuẩn COBIT trong kiểm toán IT và chuẩn ISO 17799 về an ninh thông tin cho ngân hàng...Với công nghệ, quy trình quản trị, kiểm soát rủi ro này hoạt động kinh doanh của Techcombank thời gian qua được tiến hành một cách an toàn.
* Khả năng đảm bảo thanh khoản: Để đảm bảo thanh khoản, ngân hàng luôn tuân thủ các quy định về dự trữ bắt buộc, tỷ lệ khả năng chi trả, quản lý tốt dòng tiền vào, ra của hệ thống theo kỳ hạn đáo hạn để chủ động xử lý nguồn thanh khoản và áp dụng mô hình quản lý thanh khoản cân đối, là sự kết hợp giữa quản lý tài sản lỏng và nguồn lỏng. Ngân hàng cũng đang áp dụng hệ thống công nghệ lập báo cáo thanh khoản hiện đại MCO, là báo cáo tính toán dòng tiền tối đa cho phép ra khỏi ngân hàng. Kết quả của MCO được so sánh với hạn mức cụ thể do Techcombank đặt ra, hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo nếu MCO vượt quá giới hạn cho phép. Bên cạnh đó chính sách quản trị rủi ro thanh khoản và các kỹ thuật đặt hạn mức đang được nghiên cứu toàn diện, sửa đổi phù hợp với quy mô mới của ngân hàng. Nhờ đó các báo cáo thanh khoản được thiết lập hàng ngày giúp ban điều hành và phòng nguồn vốn nắm bắt kịp thời các diễn biến thanh khoản để ra quyết định thanh khoản hiệu quả.
Bảng 2.15: Một số chỉ tiêu thanh khoản của Techcombank giai đoạn 2004-2008
Đơn vị: %
Năm
Dự nợ tín dụng/tiền gửi của khách hàng. 75,34 86,84 92,11 83,70 67,47
Tiền gửi của khách hàng/tổng nợ phải trả. 64,32 64,15 61,46 68,05 74,30
Tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD/Tổng TS 44,61 29,26 29,27 28,07 32,66
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Techcombank các năm 2004 -2008)
Tỷ lệ tiền gửi khách hàng/tổng nợ phải trả tương đối ổn định và diễn biến phù hợp theo quan hệ tỷ nghịch với tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi của khách hàng. Năm 2007 và 2008 tín dụng vẫn tăng trưởng, song tiền gửi của khách hàng trên tổng nợ phải trả là 68,05%, và 74,3%, cao hơn các năm trước. Các yếu tố này cho thấy diễn biến thanh khoản các năm qua phù hợp với diễn biến tăng, giảm về huy động vốn của ngân hàng, ngân hàng đã chủ động duy trì tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tiền gửi của khách hàng hợp lý, nhờ thực hiện chiến lược tín dụng phù hợp ở từng thời kỳ, theo chính sách kiểm soát thanh khoản nhờ tăng trưởng tiền gửi ổn định, bổ trợ cho tài sản không thanh khoản nhiều hơn là nhờ vào các nguồn nhạy cảm và không ổn định.
Tài sản có tính thanh khoản cao trên tổng tài sản các năm duy trì ở mức khá ổn định, là dấu hiệu của việc chủ động kiểm soát thanh khoản, nhờ áp dụng một tỷ lệ nhất định tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản, và việc sẵn sàng các nguồn khác để đáp ứng thanh khoản, do đó tránh được tình trạng lãng phí nguồn vốn. Mặt khác hoạt động trên thị trường liên ngân hàng của Techcombank khá năng động sẵn sàng đáp ứng cầu thanh khoản của ngân hàng và tối ưu hoá nguồn vốn, nhờ đó vẫn tiếp tục cho vay khách hàng và đầu tư.
Năm 2008, các tỷ lệ về thanh khoản khá cao do ngân hàng nhận định nền kinh tế có nhiều diễn biến tác động xấu đến thanh khoản, nên chủ động tăng cường thanh khoản. Trong năm này, dư nợ tín dụng lớn đạt 26.940 tỷ đồng, nhưng chất lượng tín dụng được đảm bảo tỷ lệ nợ xấu 2,56%, nằm trong giới hạn an toàn, hơn nữa tốc độ huy động dân cư cao nhất hệ thống, đây là nguồn vốn ổn định nhất, nên khả năng thanh khoản của Techcombank luôn được đảm bảo.
2.2.2. Năng lực hoạt động