Chất luợng tài sản

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM cổ phần kỹ thương Việt Nam (Trang 34 - 36)

* Tài sản sinh lời: Cơ cấu tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời cho biết hiệu quả sử dụng nguồn vốn và khả năng thu lợi nhuận của NHTM.

Bảng 2.5: Tổng tài sản sinh lời của Techcombank giai đoạn 2004 – 2008

Năm

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng TS sinh lời (tỷ đồng) 7469,87 10443,66 16759,18 38540,81 55739,52

Tỷ trọng TS sinh lời trong

tổng TS (%) 97,42 97,91 96,73 97,47 93,90

Tốc độ tăng TS sinh lời (%) - 39,81 60,47 129,97 44,62

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank giai đoạn 2004 – 2008). Ở tầm tổng quát có thể thấy, giai đoạn 2004-2008 Techcombank sử dụng khá hiệu quả nguồn vốn vào các hoạt động tạo lợi nhuận. Thông thường tỷ lệ tài sản sinh lời trên tổng tài sản lớn hơn 75% được coi là tốt với một NHTM, trong khi tỷ lệ này ở

Techcombank trung bình đạt 96% và tốc độ tăng trưởng tài sản sinh lời hàng năm tăng tương ứng với tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của ngân hàng. Trong tổng tài sản sinh lời dư nợ tín dụng luôn là nguồn tài sản sinh lời chủ yếu chiếm tới 50%, đóng góp lớn nhất vào lợi nhuận của ngân hàng, nhưng đã có xu hướng giảm, các hoạt động đầu tư chứng khoán, kinh doanh ngoại tệ, vàng…được tăng cường. Điều này nói lên nguồn vốn của ngân hàng đang được sử dụng theo hướng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa danh mục tài sản, nên khả năng sinh lời cao.

* Chất lượng tín dụng: Cho vay chiếm hơn 50% tổng tài sản của Techcombank, nên chất lượng tài sản được phản ánh chủ yếu qua chất lượng của loại tài sản này, thể hiện qua các chỉ tiêu chất lượng tín dụng được thống kê như sau:

Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu của Techcombank giai đoạn 2004-2008

Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng dư nợ tín dụng (tỷ đồng) 3.465,5 5.380 8.810,8 20.486,1 26.940,2 Nợ nhóm 3 – 5/tổng dư nợ (%) 3,43 2,92 3,11 1,38 2,56 Dự phòng cụ thể nợ khó đòi (tỷ đồng) 80,53 - 27,78 59,12 608,95 Dự phòng nợ xấu/tổng dư nợ (%) 0,67 - 0,32 0,29 2,26

(Nguồn: NHTMCP Kỹ thương Việt Nam)

Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTMCP giai đoạn 2004 đến tháng 6/2008

Đơn vị: % Năm Ngân hàng 2004 2005 2006 2007 6/2008 Toàn hệ thống ngân hàng 4,60 3,18 2,48 1,38 3,5 ACB 0,72 0,3 0,2 0,1 0,3 SACOMBANK 1,1 0,6 0,7 0,2 0,7 EXIMBANK - 1,04 0,85 0,88 0,95 MILITARY BANK 0,6 1,99 2,7 1,01 1,83 Techcombank 3,43 2,92 3,11 1,38 2,35

(Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng)

Thời gian qua tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu của Techcombank luôn được kiểm soát, cụ thể các năm 2005 – 2008 tỷ lệ nợ xấu (Nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo quyết định 493/QĐ-NHNN) hầu như dưới 3%, đạt mức an toàn theo quy định và có diễn

biến giảm. Năm 2008 tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,56% cao hơn năm 2007 nhưng đây là tình trạng chung của các NHTM do những khó khăn từ nền kinh tế tác động xấu đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp. Hơn nữa so với mức trung bình của toàn hệ thống thì tỷ lệ nợ xấu của Techcombank luôn thấp hơn. Năm 2008 ngân hàng phải trả lãi suất huy động cao, nhưng thu từ lãi vẫn tăng trưởng hơn 90%....Những điều này cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng ngày càng tốt lên, năng lực quản trị, quản lý của ngân hàng đang được khẳng định.

Mặt khác việc trích lập dự phòng nợ xấu, nợ khó đòi cả ngân hàng đã thực hiện đúng quy định của nhà nước, quy mô và tỷ lệ trích lập luôn được duy trì phù hợp với diễn biến về chất lượng tín dụng và khả năng huy động, nên tỷ lệ dự phòng trên dư nợ tín dụng thay đổi tăng, giảm khá tương đồng với tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn các năm. Cụ thể là năm 2008, tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với các năm 2006, 2007, song trước diễn biến nợ xấu tăng, Techcombank đã tăng cường trích lập dự phòng, dự phòng cụ thể nợ khó đòi trong năm lên tới 537 tỷ đồng.

Tuy nhiên ỷ lệ nợ xấu của Techcombank lớn hơn nhiều so với các NHTMCP hàng đầu: ACB, Sacombank, Military bank chứng tỏ việc cấp và quản lý chất lượng tín dụng của ngân hàng vẫn còn những tồn tại cần tìm hiểu và khắc phục.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM cổ phần kỹ thương Việt Nam (Trang 34 - 36)