Năng lực quản trị, điều hành và tác nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM cổ phần kỹ thương Việt Nam (Trang 58 - 65)

* Về cơ cấu tổ chức: Cơ cấu quản trị, điều hành của Techcombank được tổ chức theo mô hình của công ty cổ phần. Đáng chú ý là cơ cấu tổ chức của ngân hàng được thiết lập để chuyên môn hoá từng khâu trong quy trình hoạt động và tăng cường quản lý theo chiều dọc, theo các bộ phận chuyên trách gồm: Hội đồng đầu tư chiến lược, Ban điều hành EXCO, Uỷ ban quản lý tài sản, Ủy ban nhân sự và lương thưởng- NORCO, Ủy ban Kiểm toán và rủi ro ARCO, Bộ phận Kiểm toán nội bộ. Các bộ phận này có nhiệm vụ tư vấn, tham mưu cho hội đồng quản trị, tăng cường năng lực hoạch định chiến lược của Hội đồng quản trị về hoạt động đầu tư, giám sát rủi ro, nhân sự.

Hơn nữa việc thiết lập một mạng lưới rộng lớn các chi nhánh, phòng giao dịch làm nhiệm vụ phân phối, trực tiếp giao dịch và cung cấp sản phẩm tới khách hàng đang giúp ngân hàng thực hiện thành công chiến lược ngân hàng bán lẻ.

Mô hình tổ chức của Techcombank có sự phân biệt chức năng quản trị, điều hành và chức năng kinh doanh. Đồng thời phù hợp với đặc điểm của ngân hàng là thực hiện nhiều chức năng khác nhau và cung cấp nhiều dịch vụ phục vụ chiến lược bán lẻ nên các phòng ban chức năng được phân định rõ ràng để chuyên biệt hoá chuyên môn, thực hiện được mục tiêu đề ra. Mô hình này có ưu điểm là thông suốt, nhất quán chính

sách làm việc từ trên xuống, công bằng giữa các chi nhánh và tốt cho khách hàng khi giao dịch online mọi nơi vì tại đâu cũng giống nhau.

Tuy nhiên, so sánh với các NHTMCP khác, mô hình quản trị của Techcombank chưa thực sự tốt, kém cạnh tranh so với ngân hàng ACB – là ngân hàng có mô hình quản trị hội đồng doanh nghiệp tốt nhất Việt Nam. Rõ ràng, vì theo mô hình từ trên xuống dưới nên có hạn chế là bộ máy cồng kềnh, làm mất đi tính linh hoạt, khả năng xoay chuyển khi có sự thay đổi trong kinh doanh.

* Về cơ chế vận hành: Với cơ cấu tổ chức trên, các hoạt động ở Techcombank được vận hành theo cơ chế quản trị và điều hành thống nhất, có sự phân cấp uỷ quyền linh hoạt, tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội đồng quản trị và Ban điều hành trong tất cả các hoạt động. Cấu trúc bộ máy tại Hội sở hoạt động theo chức năng quản lý chuyên môn theo ngành dọc, được thành lập và hoàn thiện theo các khối đáp ứng nhu cầu phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu của ngân hàng.

Với phương châm “ Kiểm soát chặt chẽ mọi rủi ro, nâng cao chất lượng

hoạt động ngân hàng, phát triển nhanh, mạnh, chắc”, bộ phận kiểm toán nội bộ, phòng quản trị và kiểm soát nội bộ cùng với các bộ phận, nhân viên đặt tại chi nhánh, vùng của ngân hàng thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của từng bộ phận nghiệp vụ, phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp kiểm soát rủi ro trong từng nghiệp vụ, giúp Ban điều hành kịp thời đưa ra các biện pháp chấn chỉnh, khắc phục.

Techcombank đang chuyển đổi hệ thống quản lý ngân hàng từ quản lý mục tiêu sang quản lý theo quy trình để loại bỏ các công đoạn không đem lại giá trị gia tăng cho khách hàng và hoạt động của ngân hàng, do đó giảm chí phí hoạt động cho ngân hàng, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng.

* Về năng lực thực hiện nhiệm vụ của ban lãnh đạo ngân hàng: Thời gian qua hội đồng quản trị và ban lãnh đạo luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, khẳng định năng lực thực chất của mình. Hội đồng quản trị và ban lãnh đạo ngân hàng đã tổ chức định kỳ và đột xuất các cuộc họp theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ của ngân hàng để triển khai nhiệm vụ và kịp thời chỉ đạo các hoạt động kinh doanh theo kế hoạch và thực tiễn đang diễn ra, do đó luôn đảm bảo sự tăng trưởng trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả và bền vững. Minh chứng cụ thể là khả năng cạnh tranh của Techcombank ngày càng cao cả về năng lực tài chính, quy mô tài sản, thị phần hoạt động...Nhiều

năm liền Techcombank đạt lợi nhuận trước thuế lớn với mức tăng trưởng cao, năm 2007 tăng 98,7%, năm 2008 đạt 1600,35 tỷ đồng tăng 125,48%. ROE 5 năm gần đây đều trên 26%, hệ số an toàn vốn trên 8%, tỷ lệ nợ xấu dưới 3%...

Năm 2008 dưới sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Bộ phận kiểm toán nội bộ đã thực hiện được trên 10 cuộc kiểm toán nghiệp vụ tại các chi nhánh, phòng giao dịch và một số ban tại Hội sở và trung tâm giao dịch, thực hiện thẩm định báo cáo tài chính 6 tháng và năm theo quy định…đảm bảo việc chấp hành đúng các quy định của ngân hàng, đảm bảo hiệu quả hoạt động.

* Về năng lực đội ngũ lãnh đạo và cán bộ nhân viên

- Đội ngũ lãnh đạo: Các thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát và ban điều hành của ngân hàng đều là những người có uy tín, trình độ và kinh nghiệm lâu năm trong ngành tài chính ngân hàng và có tâm huyết với sự phát triển của ngân hàng, đồng thời luôn có ý thức trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.

Các thành viên ban lãnh đạo của Techcombank đều có trình độ trên đại học, tốt nghiệp ở các trường đại học nổi tiếng trong nước và thế giới, trong lĩnh vực quản trị hoặc tài chính ngân hàng. Và hầu hết đều có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng từ 12 năm trở lên. Bên cạnh đó các thành viên đã gắn bó với ngân hàng ít nhất được 3 năm, người nhiều nhất là 15 năm ngay từ khi Techcombank được thành lập và đi vào hoạt động.

- Đội ngũ cán bộ, nhân viên: Số lượng cán bộ nhân viên hàng năm gia tăng phù hợp với quy mô của ngân hàng, thể hiện ở bảng gia tăng số lượng cán bộ, nhân viên trong ngân hàng trong mối quan hệ với số chi nhánh, bảng số liệu sau đã cho thấy rõ điều này. Tốc độ tăng trưởng cán bộ nhân viên tăng tương đối tương ứng với tốc độ tăng số chi nhánh, phòng giao dịch đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực cho việc mở rộng mạng lưới hoạt động.

Bảng 2.28: Số lượng cán bộ, nhân viên giai đoạn 2004-2008 Năm

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008

Số lượng cán bộ, nhân viên (người) 685 1039 1584 2929 4224

Tăng trưởng cán bộ nhân viên (%) - 51,68 52,45 84,91 44,21

Số chi nhánh, phòng giao dịch

Tăng trưởng số CN, PGD (%) - 100 46 78,08 30

Nguồn: NHTMCP Kỹ thương Việt Nam Về chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên:

Bảng 2.29: Chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên của Techcombank tại thời điểm 31/12/2008

STT Trình độ Số lượng (người) Tỷ trọng (%) 1 Tiến sĩ, thạc sĩ 166 3,94 2 Đại học 3373 79,86 3 Cao đẳng 413 9,78 4 Trung cấp, sơ cấp 271 6,42 Tổng 4224 100

Nguồn: NHTMCP Kỹ thương Việt Nam

Chất lượng cán bộ, nhân viên của ngân hàng khá tốt, cán bộ có trình độ cao tuy còn chiếm tỷ trọng nhỏ song đã được nâng lên trong những năm gần đây, cán bộ, nhân viên có trình độ đại học là phổ biến. Đồng thời số cán bộ có kinh nghiệm 1-4 năm năm 2008 tăng 41,62% so với năm 2007. Đặc biệt cán bộ nhân viên của Techcombank có khả năng ngoại ngữ tốt hơn nhiều so với nhân viên ở đại đa số các NHTM khác, do khâu tuyển dụng ở hầu hết các vị trí ngân hàng đều yêu cầu những ứng cử viên có chứng chỉ TOEIC, TOEFL hoặc IELTS. Đây sẽ là lợi thế lớn của Techcombank trong cạnh tranh, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập sâu, rộng ngày nay.

Chế độ đãi ngộ: Techcombank quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên bằng cơ chế đãi ngộ thoả đáng, cơ chế lương, thưởng, phát hành cổ phiếu thưởng, mua bảo hiểm cho cán bộ nhân viên và gia đình theo chương trình Techcombank Care, để cán bộ, nhân viên tập trung hoàn thành công tác chuyên môn, phát huy khả năng sáng tạo. Năm 2008 ngân hàng đã hoàn thiện chế độ đãi ngộ với chính sách lương mới, góp phần nâng cao tính cạnh tranh về thu hút nhân tài của ngân hàng.

Bảng 2.30: Tổng thu nhập của cán bộ nhân viên trong ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2004 -2008

Năm Chỉ tiêu

2004 2005 2006 2007 2008

Tổng cán bộ nhân viên (người) 685 1039 1584 2929 4224

Tổng thu nhập của CBNV (triệu đồng) 32.265 58.101 92.943 182.240 372.900

Thu nhập bình quân tháng của một CBNV (

triệu đồng/người) 3,93 4,66 4,89 5,18 7,37

Nguồn: Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.

Tổng quỹ lương của cán bộ nhân viên bình quân các năm tăng trưởng 85,19% cao hơn so với mức tăng trưởng số lượng cán bộ nhân viên 26,88%, nên thu nhập hàng tháng của cán bộ nhân viên tăng. Mức thu nhập bình quân 7,37 triệu đồng/ người/tháng là mức thu nhập cao tương đương với mức thu nhập của nhân viên ở các NHTMCP lớn ở Việt Nam. Điều này chứng tỏ ngân hàng luôn quan tâm nâng cao đời sống cho nhân viên. Đồng thời thể hiện chế độ trả lương đúng với năng lực và cống hiến của các cán bộ, nhân viên, do đó nhân viên của Techcombank rất gắn bó với ngân hàng và tích cực làm việc. Mặt khác, ngày càng thu hút được số lượng lớn các ứng cử viên tham dự vào các đợt tuyển dụng mới của ngân hàng.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng:

Ban đào tạo thuộc Hội sở thực hiện chuẩn hoá các nội dung đào tạo theo chức danh, nhóm chức danh, đồng thời tăng cường đầu tư cho đào tạo, năm 2008 ngân sách dành cho đào tạo lên tới 11,36 tỷ đồng. Cũng trong năm 2008 Techcombank đã nâng cấp, đưa vào sử dụng phần mềm quản trị nhân sự và đào tạo giúp cho việc quản trị nhân sự trong toàn hệ thống nhanh chóng, chuyên nghiệp…do đó luôn đảm bảo đủ số, chất lượng nhân lực cho hoạt động kinh doanh.

Bảng 2.31: Một số chỉ tiêu công tác đào tạo của Techcombank từ 2004 đến 2008

Năm

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng số CBNV (người) 685 1039 1584 2929 4224

Số lượt CBNV được đào tạo trong năm (lượt) 1270 778 4313 7351 11631

Số giờ bình quân mỗi CBNV được đào

tạo trong năm (h/người) 32 34,95 46,65 55,68 60,45

Số khoá đào tạo trong năm (khoá) -Do Techcombank tự tổ chức

-Phối hợp với các trung tâm đào tạo bên ngoài

84 19 65 72 7 65 191 54 137 291 126 165 426 134 292

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank các năm 2004 – 2008)

Số lượt cán bộ nhân viên được đào tạo qua các năm tăng tương ứng với mức tăng của số cán bộ nhân viên, và số giờ bình quân mỗi cán bộ nhân viên được đào tạo, số khoá học trong năm cho thấy chất lượng nguồn nhân lực luôn được quan tâm, kịp thời đáp ứng nhu cầu mới. Ban đào tạo đã phối hợp với các tổ chức đào tạo có danh tiếng như Trung tâm đào tạo Ngân hàng BTC, Hiệp hội ngân hàng, Thames, tham gia

các dự án đào tạo của Chính phủ các nước như Thụy Sĩ, Công đồng Châu Âu…để triển khai các khoá đào tạo phù hợp. Hình thức tự đào tạo cũng được đẩy mạnh, do đó cán bộ nhân viên luôn được tiếp cận với những kiến thức tiên tiến, kinh nghiệm thực tế bên ngoài, song vẫn nắm vững quy trình nghiệp vụ thực tế đang triển khai tại ngân hàng, nên chất lượng phục vụ khách hàng ngày càng tốt, lại tiết kiệm chi phí đào tạo. Tuy nhiên việc đào tạo còn bất cập so với nhu cầu của nghiệp vụ mới, đặc biệt hoạt động nghiên cứu chiến lược và khoa học ứng dụng.

2.2.4. Năng lực công nghệ

Trong nhiều năm liền Techcombank được ca ngợi là ngân hàng hiện đại đi đầu trong việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh. Điều nay nói lên thực tế năng lực cạnh tranh về công nghệ ngân hàng của Techcombank trên thị trường ngân hàng Việt Nam mạnh, cụ thể phản ánh qua các phân tích sau:

* Khả năng trang bị công nghệ mới: Thể hiện ở các nguồn lực và kế hoạch mang tính chiến lược tập trung cho phát triển công nghệ.

- Chiến lược phát triển công nghệ, Techcombank xác định phát triển công nghệ để phục vụ đắc lực hoạt động vận hành và quản trị, coi đó là cơ sở nền tảng tạo ra các dịch vụ ngân hàng hiện đại, chính xác, tự động, trực tuyến, đồng thời cho phép ngân hàng có được các công cụ tiên tiến, tự động và đa chiều trong việc quản trị hoạt động kinh doanh và kiểm soát rủi ro. Đây là chiến lược phát triển phù hợp cho Techcombank để đạt mục tiêu dẫn đầu về công nghệ, trở thành ngân hàng hiện đại.

- Về các nguồn lực tập trung cho phát triển công nghệ, Tecombank có ban chỉ đạo IT và Trung tâm Ứng dụng và Phát triển sản phẩm dịch vụ - Trung tâm Công nghệ (TTCN), chuyên trách việc phát triển công nghệ thông tin trong toàn hệ thống. Từ khi thành lập TTCN đã làm tốt vai trò phát triển công nghệ phục vụ các hoạt động khác nhau của ngân hàng. Hiện tại TTCN được phân khu chức năng gồm 4 phòng chức năng và 2 ban IT miền Trung và miền Nam tạo ra sự hỗ trợ tốt hơn về IT cho toàn hệ thống, và giúp các cán bộ IT tập trung được các nguồn lực để đáp ứng các mục tiêu, nhiệm vụ về mặt công nghệ của ngân hàng trong xu thế phát triển chung.

Đội ngũ cán bộ làm việc trong các phòng ban của Trung tâm trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam luôn gia tăng về số và chất lượng, hiện tại với hơn 80 cán bộ, chuyên viên TTCN đã đảm bảo sự vận hành 24/24 hệ thống thông tin của ngân hàng.

Bên cạnh đó Techcombank tiếp tục phối hợp hiệu quả với HSBC trong công tác đào tạo cán bộ, chuyển giao công nghệ quản trị ngân hàng hiện đại. Đồng thời phát triển mối quan hệ với các đối tác chiến lược trong tư vấn và cung ứng giải pháp công nghệ là các hãng công nghệ lớn, uy tín như: Cisco, Juniper, VCD, Temenos…

* Khả năng đáp ứng nhu cầu quản trị, quản lý và phát triển dịch vụ của công nghệ: Các hệ thống công nghệ Techcombank đang ứng dụng có độ tiên tiến cao ngày càng đáp ứng tốt hơn công tác quản trị, quản lý và phát triển dịch vụ. Hệ thống phần mềm GLOBUS triển khai từ năm 2003 là hệ thống công nghệ ngân hàng lõi hiện đại, tính liên kết cao nhờ thế thời gian qua Techcombank có thể nâng cấp thành công lên các phiên bản mới: phiên bản T24R5 năm 2005, T24R6 năm 2007 và T24R7 năm 2008, theo kịp sự phát triển công nghệ ngân hàng, liên tục cập nhật các tính năng mới cho sản phẩm, mà vẫn duy trì sự vận hành bình thường của hệ thống. T24R7 với các tính năng nổi bật như hỗ trợ đa máy chủ, tăng tốc độ hạch toán và truy xuất thông tin: thực hiện tới 1000 giao dịch ngân hàng/giây, cùng lúc cho phép tới 110000 người truy cập, và quản trị tới 50 triệu tài khoản khách hàng. Đồng thời hỗ trợ thực hiện giao dịch qua hệ thống 24h/ngày, xoá bỏ tình trạng giao dịch bị ngừng trệ trong thời gian quyết toán…giúp Techcombank nâng cao chất lượng và khả năng phục vụ khách hàng. T24R7 còn được tích hợp các module phục vụ mô hình ngân hàng bán lẻ: đánh giá chấm điểm khách hàng - Customer Scoring, quản lý nhắc nợ tập trung - Debt Collection, kịp thời phục vụ yêu cầu phát triển dịch vụ.

Techcombank là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc áp dụng các thành tựu kỹ thuật tiên tiến: hệ thống tin nhắn nhanh SMS, Ngân hàng trực tuyến – Internet Banking, Cổng thanh toán điện tử - Payment Gateway trong phát triển sản

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM cổ phần kỹ thương Việt Nam (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w