- Lợi ích: + Làm thực phẩm cho con người + Nguyên liệu xuất khẩu
LỚP GIÁP XÁC
Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm thích nghi với đời sống ở nước.Trên cơ sở đó giải thích và nêu được cách di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của tôm sông.
• Kỹ năng:Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu, kĩ năng làm việc theo nhóm. • Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
• GV: Tranh, mô hình cấu tạo ngoài của tôm Tôm sông nuôi trong bình nước Bảng phụ
• HS: Tôm sông( còn sống)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. Tổ chức:7A: 7B: 7C: 7D: 7E:
B. Kiểm tra:
• Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm?
C. Bài mới:
1. Mở bài: GV giới thiệu đặc điểm chung của ngành chân khớp và đặc điểm chung của lớp giáp xác. lớp giáp xác.
2. Phát triển bài:
HĐ1: CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN
Mục tiêu: Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm thích nghi với đời sống ở nước. Xác định được vị trí , chức năng của các phần phụ .
- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu tôm. - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Cơ thể tôm gồm mấy phần?
+ Nhận xét màu sắc vỏ? Khi nào vỏ tôm có màu hồng? + Bóc 1 vài khoanh vỏ→ nhận xét độ cứng?
+ Tác dụng của vỏ? - GV nhận xét, kết luận
- HS quan sát, nghiên cứu thông tin
- Thảo luận thống nhất câu trả lời
- Đại diện nhóm trình bày - Lớp bổ sung.
1. Cấu tạo ngoài:
• Cơ thể tôm gồm 2 phần: Đầu ngực và bụng
• Vỏ cơ thể: Cấu tạo bằng chất kitin ngấm thêm canxi→ cứng cáp để che chở bảo vệ và là chỗ bám cho hệ cơ.
• Vỏ có chứa sắc tố → màu sắc của môi trường
- GV yêu cầu HS quan sát tôm theo các bước:
+ Quan sát mẫu, đối chiếu H21. 1→ xác định tên, vị trí phần phụ trên con tôm?
+ Quan sát tôm hoạt động để xác định chức năng các
- HS quan sát, thảo luận nhóm và điền vào bảng1.