0
Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Môi trường sống: Nước( Giáp xác), nơi ẩm( hình nhện), cạn( Sâu bọ)

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH 7- KỲ I (Trang 74 -77 )

- HS thảo luận → hoàn thành bảng 2 - GV treo bảng phụ

- Gọi HS lên điền

- GV chốt lại kiến thức đúng.

- Vì sao chân khớp đa dạng về tập tính?

- HS tiếp tục hoàn thành bảng 2 - 1 HS hoàn thành bảng 2 - Lớp nhận xét .

Đa dạng về tập tính:

- Tự vệ tấn công: tôm , nhện. kiến , ong

- Dự trữ thức ăn: nhện, ong mật

- Cộng sinh để tồn tại: tôm ở nhờ

- Sống thành xã hội: ong , kiến

- Chăn nuôi động vật khác: kiến

- Đực , cái nhận biết nhau bằng tín hiệu: ve sầu

- Chăm sóc thế hệ sau: nhện, kiến , ong

- Nhờ sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau mà chân khớp rất đa dạng về cấu tạo, môi trường sống và tập tính.

HĐ3: VAI TRÒ THỰC TIỄN

Mục tiêu: HS nêu được vai trò của chân khớp đối với tự nhiên và đời sống con người, cho ví dụ.

- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, liên hệ thực tế để hoàn thành bảng 3 tr.97

- GV cho HS kể thêm tên các đại diện ở địa phương - HS thảo luận: Chân khớp có vai trò gì đối với tự nhiên và đời sống?

- GV chốt lại kiến thức đúng.

- HS dựa vào kiến thức của ngành và hiểu biết của bản thân → lựa chọn những đại diện có ở địa phương điền vào bảng 3 - Đại diện nhóm trình bày - Lớp bổ sung. • Lợi ích:

- Cung cấp thực phẩm cho con người: tôm ,cua

- Là thức ăn của động vật khác: rận nước

- Làm thuốc chữa bệnh: mật ong

- Thụ phấn cho cây trồng: ong ,bướm

- Tiêu diệt các sâu bọ có hại:Bọ cạp, nhện, kiến..

- Làm sạch môi trường: bọ hung

Tác hại:

- Làm hại cây trồng: nhện đỏ, sâu non( bướm)

- Làm hại cho nông nghiệp: bọ rầy, châu chấu , sâu...

- Hại đồ gỗ , tàu thuyền: sun

- Là vật trung gian truyền bệnh: ruồi muỗi 3. Củng cố:

Gọi một học sinh đọc kết luận chung 4. Kiểm tra- đánh giá:

Bài tập TNKQ Câu 1: Hai loài sâu bọ sử dụng thức ăn nhau:

a. Bọ ngựa và ong mật c. Mối và mọt ăn gỗ

b. Ong mật và mối d. Ruồi và mọt ăn gỗ

Câu 2: Loài sâu bọ sống nơi thiếu ánh sáng:

a. Ong mật c. Chuồn chuồn

b. Bọ ngựa d. Muỗi

Câu 3: Loài sâu bọ sống làm tổ trong đất:

a. Mối c. Bọ ngựa

b. Ve sầu d. Rầy nâu

Câu 4: Đặc điểm chung của ngành chân khớp:

a. Phần phụ phân đốt

b. Sự phát triển, tăng trưởng gắn liền với lột xác c. Có vỏ ki tin bao ngoài

d. Cả a, b, c đều đúng

Câu 5: Sự phát triển và tăng trưởng của chuồn chuồn qua:

a. Biến thái hoàn toàn c. Không qua biến thái

b. Biến thái không hoàn toàn d. Cả a, b, c đều sai

Câu 6: Điểm giống nhau giữa động vật ngành chân khớp với động vật ngành giun đốt :

a. Cơ thể phân đốt c. Đối xứng 2 bên

b. Không có xương sống d. Cả a, b, c đều đúng

Câu7: Điều không đúng khi nói về động vật chân khớp:

a. Cơ thể không có vỏ ki tin

b. Sống ở nhiều môi trường khác nhau

c. Ấu trùng phải trải qua biến thái để trưởng thành d. Có hệ thần kinh chuỗi hạch

Câu 8: Lợi ích chung của sâu bọ và nhện :

a. Là nguồn thức ăn cho các động vật lớn c. Giúp thụ phấn cho thực vật b. Tham gia tiêu diệt các sâu bọ gây hại d. Cả a, b, c đều đúng

Câu 9: Đặc điểm của tôm sông khác với châu chấu:

a. Cơ thể chia đốt b.Phần phụ chia đốt c. Đối xứng 2 bên

d. Cơ thể có 2 phần : Đầu - ngực và bụng

Câu 10: Đặc điểm của châu chấu khác nhện:

a. Cơ thể chia 3 phần : Đầu, ngực, bụng c. Phần phụ phân đốt

b. Cơ thể phân đốt d. Sống ở cạn

5. HDVN:

• Học bài theo câu hỏi SGK • Tìm hiểu cấu tạo ngoài của cá

...

CHƯƠNG 6: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG

CÁC LỚP CÁ

TIẾT 31: CÁ CHÉP

I. MỤC TIÊU:

• Kiến thức: HS nêu được các đặc điểm cấu tạo ngoài và sinh sản của cá chép thích nghi với đời sống ở nước. Nêu được chức năng các loại vây.

• Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật, kĩ năng hoạt động nhóm • Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

• Tranh cấu tạo ngoài cá chép • Mẫu vật( mô hình) cá chép • Bảng phụ nội dung bảng 1

III. HOẠT ĐỘNG DẠY– HỌC:

A. Tổ chức:7A: 7B: 7C: 7D: 7E:

B. Kiểm tra: Kiến thức cũ, chuẩn bị của HS.

1. Mở bài: Theo SGK

2. Phát triển bài:

HĐ1: CẤU TẠO NGOÀI

Mục tiêu: Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước.

- GV yêu cầu HS quan sát mẫu cá chép sống dối chiếu với H31.1 nhận biết các bộ phận trên cơ thể cá. - GV treo tranh. Gọi HS trình bày trên tranh.

+ Cơ thể cá chia làm mấy phần? + Mỗi phần đó mang cơ quan nào?

- Yêu cầu HS quan sát cá chép đang bơi + đọc kĩ bảng 1và thông tin đề xuất → chọn câu trả lời . - GV treo bảng phụ → HS lên điền.

- GV nêu đáp án đúng: 1B, 2C, 3E, 4A, 5G

- Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống bơi lặn?

- GV nhận xét, kết luận.

- HS đối chiếu giữa mẫu với hình vẽ → ghi nhớ các bộ phận cấu tạo ngoài.

- Đại diện nhóm trình bày cấu tạo trên tranh

- Lớp bổ sung.

- HS thảo luận nhóm thống nhất đáp án lựa chọn hoàn thành bảng 1.

- Đại diện nhóm điền bảng phụ - Lớp bổ sung.

Cấu tạo ngoài:

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH 7- KỲ I (Trang 74 -77 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×