IV. Giá trị nội dung và nghệ thuật 1 Các dữ liệu lịch sử tiêu biểu đợc ghi lại:
Thề nguyền (Trích Truyện Kiều)
Nguyễn Du A. Tác giả
Nguyễn Du (1765-1820) tên hiệu là Thanh Hiên, ngời làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhng sinh ra ở Thăng Long. Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, có truyền thống yêu chuộng văn học. Nguyễn Du từng có lúc sống an nhàn trong cảnh vinh hoa phú quý, song cũng có giai đoạn phải sống khổ cực, nghèo túng.
Nguyễn Du để lại ba tập thơ chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục. Về sáng tác chữ Nôm, ông để lại Văn chiêu hồn
(Văn tế thập loại chúng sinh) và Truyện Kiều (Đoạn trờng tân thanh).
Thơ văn Nguyễn Du phản ánh trung thành những điều ông cảm thấy và bày tỏ một thái độ phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt trớc hiện thực đen tối của xã hội đơng thời. Quan tâm tới giá trị và số phận con ngời, thơ văn ông mang giá trị nhân đạo sâu sắc.
Có thể nói: Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo lỗi lạc, là ngòi bút phê phán hiện thực sâu sắc đồng thời là nghệ sĩ tài hoa bậc nhất của văn học trung đại Việt Nam.
B. Tác phẩmI. Thể loại I. Thể loại
Đoạn trích đợc viết bằng thể lục bát.
II. Xuất xứ
Đoạn trích nằm ở phần một của tác phẩm Truyện Kiều có tên "Gặp gỡ và đính ớc". Sau khi đi du xuân, gặp Kim Trọng, Kiều và Kim "tình trong nh đã mặt ngoài còn e". Tiếp đó, Kim Trọng dọn đến ở trọ gần nhà Thuý Kiều. Nhân một lần Kiều bỏ quên chiếc thoa, Kim Trọng bắt đợc, hai ngời trao kỉ vật và hứa hẹn chung thuỷ cùng nhau. Rồi một hôm khi cả nhà Kiều đi mừng thọ bên ngoại, nàng đã chủ động sang nhà Kim Trọng. Hai ngời tự tình với nhau đến tối mới chia tay. Khi Kiều về nhà, thấy cha mẹ cha về, nàng lại sang nhà Kim Trọng lần thứ hai. Đoạn trích kể về buổi tối hai ngời gặp nhau tại nhà trọ của Kim Trọng, hai ngời hứa hẹn, thề nguyền chung thuỷ với nhau đến trọn đời.
III. Cách đọc
Cần thể hiện giọng đọc mợt mà, thể hiện cuộc gặp thề nguyền nên thơ và trang trọng của Thuý Kiều và Kim Trọng.
IV. Giá trị nội dung và nghệ thuật