Một số quan điểm về tích hợp

Một phần của tài liệu Đổi mới PPDH ngữ văn 10 (Trang 54 - 57)

II. Đọc hiểu văn bản Ngữ vă nở trờng phổ thôn g một vấn đề thời sự

1. Cơ sở khoa học của việc thiết kế bài học ngữ văn 10 THPT theo hớng tích hợp

1.1. Một số quan điểm về tích hợp

Trớc khi trình bày quan điểm tích hợp, chúng tôi xin điểm lại bốn quan điểm khác nhau về môn học của D' Hainaut17, đó là:

- Quan điểm “Trong nội bộ môn học, với sự u tiên các nội dung của môn học” nhằm duy trì các môn học riêng rẽ.

- Quan điểm “đa môn”. Quan điểm này đề nghị những tình huống, những đề tài khác nhau có thể đợc nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau. Những môn học đợc tiếp cận riêng rẽ và chỉ gặp nhau ở một thời điểm trong quá trình nghiên cứu một đề tài, một vấn đề nào đó mà thôi. Nh vậy, các môn học không thực sự đợc tích hợp.

- Quan điểm “liên môn” đề xuất những tình huống chỉ có thể đợc tiếp cận một cách hợp lý qua sự soi sáng của nhiều môn học. Đồng thời nhấn mạnh đến sự liên kết các môn học, làm cho chúng tích hợp với nhau để giải quyết một tình huống cho trớc. Theo quan điểm này, các quá trình học tập sẽ không đợc đề cập một cách rời rạc mà phải liên kết với nhau xung quanh những vấn đề phải giải quyết.

- Quan điểm “xuyên môn” chủ yếu phát triển những kỹ năng mà học sinh có thể ứng dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống.

Bốn quan điểm về môn học nêu trên là cơ sở, tiền đề giúp chúng ta hiểu rõ hơn về khái niệm, bản chất, đặc điểm của tích hợp thông qua một số quan điểm sau đây:

Quan điểm của Franeois - Marie Gerard trong cuốn “Khoa s phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trờng” cho rằng: “Có thể tích hợp các kiến thức đợc lĩnh hội ở nhà trờng bằng nhiều cách:

- Tích hợp trong phạm vi một môn học, bằng cách theo đuổi các mục tiêu học tập.

- Quan điểm xuyên môn, mà nội dung là phát triển các năng lực chung 17 Xavier – Roegier: Khoa s phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà tr-

cho nhiều môn gọi là năng lực xuyên môn.

- Quan điểm liên môn hay tích hợp giữa các môn học, mà nội dung là vận dụng các thông tin lấy từ nhiều môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề”18.

Quan điểm này khẳng định bản chất nội dung, cách thức của tích hợp. Tác giả nhấn mạnh: “Quan điểm liên môn, có thể đợc thể hiện bằng những ứng dụng chung cho nhiều bộ môn, đợc trình bày khi có điều kiện trong các mô-đun (đơn nguyên) tích hợp, hoặc bằng sự phối hợp các quá trình học tập của nhiều bộ môn, sự phối hợp này thực hiện bằng cách theo đuổi mục tiêu tích hợp duy nhất, hoặc thực hiện bằng cách triển khai nhiều bộ môn có nội dung gần nhau trên cơ sở tơng tác liên tục, nhng mỗi bộ môn vẫn giữ những mục tiêu riêng của mình”.

Nh đã biết, việc dạy học tách biệt các phân môn đã tồn tại trong thời gian dài vừa qua dù đã có những u thế riêng song không tránh khỏi sự trùng lặp, d thừa kiến thức một cách không cần thiết, mất nhiều thời gian của cả ngời học và ngời dạy mà lợng kiến thức thu đợc của học sinh lại không nh mong muốn. Hiện nay, cách dạy học theo quan điểm này đã bộc lộ những khía cạnh không còn phù hợp. Một trong những quan điểm dạy học hiện đại đã đợc đề xuất đề xuất - đó là dạy học tích hợp.

Cũng trong cuốn “Khoa s phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trờng”, tác giả Savier Rogiers đa ra định nghĩa về khoa s phạm tích hợp nh sau: “Khoa s phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập góp phần hình thành ở HS những năng lực rõ ràng, có dự tính trớc những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập t- ơng lai, hoặc nhằm hoà nhập học sinh vào cuộc sống lao động”. Nh vậy, về mục đích của s phạm tích hợp là tìm cách làm cho quá trình học tập có ý nghĩa.

Ngoài những quá trình học tập đơn lẻ cần thiết cho các năng lực đó, khoa s phạm tích hợp dự định những hoạt động tích hợp, trong đó học sinh học cách sử dụng phối hợp những kiến thức, những kỹ năng và những động tác đã lĩnh hội một cách rời rạc. Khoa s phạm tích hợp sàng lọc cẩn thận những thông tin có ích để hình thành các năng lực và mục tiêu tích hợp.

Quan điểm của SGK Ngữ văn THCS

Trong SGV Ngữ văn 6 (tập một) do GS. Nguyễn Khắc Phi làm Tổng chủ biên có nêu: Tích hợp là “Một phơng hớng nhằm phối hợp một cách tối u các quá trình học tập riêng rẽ, các môn học khác nhau theo những hình thức mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và yêu cầu 18 Xavier – Roegier: Khoa s phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà tr-

cụ thể khác nhau”.

Quan điểm của SGK Ngữ văn THPT

Trong "Lời nói đầu" cuốn SGK Ngữ văn 10 tập một (bộ sách do GS. Phan Trọng Luận chủ biên) nêu rõ: “SGK Ngữ văn 10 tiếp tục thực hiện tinh thần tích hợp ở THCS, cụ thể là học Ngữ văn trong nhà trờng không thể tách rời ba bộ phận Văn, tiếng Việt và Làm văn vốn là những yếu tố hợp thành sinh động của chơng trình...”.

Một số quan điểm khác về tích hợp

- GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng trong bài viết “Tích hợp trong dạy học Ngữ văn” cho rằng: “Có thể hiểu tích hợp (Integration) là một phơng hớng phối hợp (Integrate) một cách tốt nhất các quá trình học tập của nhiều môn học”19.

- TS. Đỗ Ngọc Thống đa ra quan điểm: “Tích hợp (theo cách hiểu trên thế giới hiện nay) là theo tinh thần ba phân môn hợp nhất lại “hoà trộn” trong nhau, học cái này thông qua cái kia và ngợc lại”20.

- TS. Nguyễn Minh Phơng và TS. Cao Thị Thặng trong bài viết “Xu thế tích hợp môn học trong nhà trờng phổ thông” thì cho rằng: “Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Trong giáo dục, tích hợp có thể hiểu là sự lồng ghép, kết hợp tổ hợp các nội dung với nhau”21.

- PGS.TS. Nguyễn Huy Quát trong cuốn “Nâng cao năng lực đổi mới PPDH Văn” viết: “Khái niệm tích hợp là sự phối hợp các tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc”22.

- TS. Nguyễn Trọng Hoàn trong bài: “Tích hợp và liên hội hớng tới kết nối trong dạy học Ngữ văn” quan niệm: “Tích hợp là thuật ngữ mà nội hàm của nó chỉ hớng tiếp cận kiến thức từ việc khai thác giá trị của các tri thức công cụ thuộc từng phân môn, trên cơ sở một (hoặc một số) văn bản có vai trò là kiến thức nguồn”23.

- TS. Nguyễn Văn Đờng trong báo cáo khoa học “Tích hợp trong dạy học Ngữ văn bậc THCS”, lại cho rằng: “Tích hợp (Intergation) không phải là tổ hợp (combinaison) càng không phải là sự ghép nối hay phép cộng đơn giản. Tích hợp đợc biểu hiện ở các cấp độ khác nhau trên các bình diện khác nhau”.

Các cách hiểu về tích hợp nêu trên cho thấy các quan điểm của các tác giả 19 Tạp chí Giáo dục, số 6-2006.

20Đổi mới giờ học Ngữ văn Trung học cơ sở - NXB Giáo dục, 2002.

21 Tạp chí Giáo dục, số 22-2002.

22 Nguyễn Huy Quát: Nâng cao năng lực đổi mới phơng pháp dạy học – Trờng ĐHSP - ĐH Thái Nguyên, 2004.

tuy thể hiện qua cách diễn đạt khác nhau nhng đều thể hiện nội dung, bản chất của tích hợp qua các từ, cụm từ: Phối hợp, chỉnh thể thống nhất, nhất thể, hợp nhất, hoà trộn... Các quan điểm trên đều nêu lên đợc vấn đề trọng tâm, cốt lõi của tích hợp và đều có điểm chung hợp nhất trong tinh thần tích hợp là làm sao để có thể gắn kết các môn học với nhau, thể hiện rõ đợc mối liên hệ, tác động lẫn nhau, tránh việc dạy học một cách biệt lập, riêng rẽ giữa các môn học. Trong Ngữ văn thì đó là sự gắn kết giữa ba phân môn Văn - Tiếng Việt - Làm văn nh nó vốn có, cũng nh làm rõ mối liên hệ giữa Ngữ văn với các bộ môn gần gũi, có liên quan nh môn sử, địa, triết học, tâm lí...

Nh vậy, có thể nói: Tích hợp trong dạy học là sự hợp nhất, liên kết giữa các phân môn trong bộ môn; giữa các bộ môn có liên quan; giữa các phân môn, bộ môn có quan hệ hỗ trợ nhau tạo thành một thể thống nhất nhằm tránh tình trạng dạy học tách biệt, riêng rẽ giữa các phân môn trong bộ môn; qua đó rèn luyện kỹ năng liên môn, xuyên môn để ngời học phát huy khả năng t duy sáng tạo, t duy tổng hợp, để vận dụng vào thực tiễn ở những mức độ, bình diện khác nhau.

Một phần của tài liệu Đổi mới PPDH ngữ văn 10 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w