* Phân tích ví dụ mẫu : a, Các lượt lời của bà cô :
+ Hồng ! Mày… không? + Sao lại… trước đâu? + Mày dại… tiền tàu… + vậy mày hỏi cô Thông… + mấy lại… cậu mày… b, Các lượt lưòi của Hồng
+ Không! Cháu không muốn vào… + Sao cô biết… có con?
- Có 3 lần sự im lặng thể hiện thái độ bất bình của Hồng trước những lời lẽ thiếu thiện chí của bà cô
- Vì luôn phải kiềm chế để giữ thái độ lễ phép của người dưới đối với người trên
? H/s dựa vào ghinhớ và trả lời. Sau đó 1 em đọc to ghi nhớ
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập
II. Luyện tập
Bài tập 1 : H/s đọc yêu cầu bài tập 1. Cả lớp suy nghĩ làm bài
- Số “lượt lưòi” tham gia hội thoại của chị Dậu và cai lệ là nhiều nhất - Số “lượt lưòi” của người nhà Lý trưởng ít hơn
- Anh Dậu nói ít nhất
- Kẻ ngắt lời người khác trong hội thoại : Cai lệ Nhận xét :
+ Chị Dậu : Thương chồng con, đảm đang, có bản lĩnh, sẵn sàng nhẫn nhịn, song khi cần vẫn vùng lên quyết liệt…
+ Anh Dậu : Là người cam chịu
+ Cai lệ : Tàn bạo, hống hách, mất nhân tính + Người nhà Lý trưởng : Theo đóm ăn tàn Bài tập 2 :
a, Ban đầu, cái Tí còn hồn nhiên nói nhiều, còn chị Dậu chỉ im lặng. Về cái Tí nói ít hẳn đi, chị Dậu lại nói nhiều
b, Tác giả miêu tả diễn biến cuộc hội thoại như vậy có hợp với tâm lý nhân vật không? Vì sao?
- Rất phù hợp với tâm lý nhân vật vì :
Lúc đầu, cái Tí chưa biết mình bị bán, còn chị Dậu thấy con như vậy càng đau lòng bấy nhiêu, nên chỉ im lặng. Vè sau khi đã biết mình bị bán, Tí đau đớn tuyệt vọng nên nói ít hẳn đi, còn chị Dậu lại phải nói nhiều để thuyết phục hai đứa con của mình
c, Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí ở phần đầu cuộc hội thoại càng làm tăng kịch tính của chuyện vì :
+ Chị Dậu càng đau đớn hơn khi phải gạt nước mắt bán một đứa con gái ngoan hiền, đảm đang, hiếu thảo như cái Tí
+ Đối với Tí việc đến nhà ông bà Nghị sẽ trở thành tai hoạ khủng khiếp vì nó pahỉ lìa xa bố mẹ
Bài tập 3 : Trong đoạn trích có hai lần nhân vật “tôi” im lặng - Lần 1 : Im lặng vì ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ
- Lần 2 : Im lặng vì xúc động trước tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái Bài tập 4 :
- Trong trường hợp phải giữ bí mật, thể hiện sự tôn trọng người đối thoại thì “im lặng là vàng”
- trong trường hợp cần phải phát biểu chứng kiến để ủng hộ cái đúng, phê phán cái sai thì im lặng… sẽ đồng nghĩa với hèn nhát
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà
- Học thuộc ghi nhớ - Chuẩn bị bài tiếp theo
Tiết 112
Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghịluận luận
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp h/s
- Cũng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết tập làm văn trước
- vận dụng những hiểu biết đó để dưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc
B. Chuẩn bị của thầy – trò:
* G/v :
- Soạn bài, giao bài cho h/s (phần II) - máy chiếu, giấy trong
* H/s : Soạn bài theo mục I