Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của chính quyền tỉnh An Giang docx (Trang 108 - 119)

B. Nguồn nhân lực cho CNTT

3.3.1. Đối với Chính phủ

- Chuyển đổi chức năng quản lý CNTT cho hợp lý

Hiện nay, chức năng quản lý CNTT được giao cho Bộ TTTT là cơ quan của Chính phủ được thành lập từ Bộ BCVT và Bộ Văn hóa Thông tin, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hỡnh và cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông quốc gia; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Với mục đích nhằm gắn chặt việc sử dụng công nghệ thông tin và hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo cho sự phát triển của báo chí, xuất bản. Theo tác giả, điều này là chưa thật sự hợp lý:

(i) Chức năng quản lý nhà nước về báo chí (nói chung) và chức năng quản lý về CNTT (núi chung) là hoàn toàn khỏc nhau. Chức năng báo chí là chức năng quản lý về thụng tin, cũn chức năng quản lý CNTT là chức năng về công nghệ và ứng dụng công nghệ.

(ii) Việc sáp nhập hai chức năng này vào một làm cho phạm vi quản lý của Bộ TTTT rộng ra nhưng lại không đồng nhất về chức năng. Điều này sẽ tạo ra sự tiềm ẩn về bất đồng ý kiến trong nội bộ của Bộ TTTT. Mặt khác, với chức năng quản lý rộng như vậy, Bộ TTTT sẽ khó tập trung thực hiện được nhiệm vụ đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT cho đất nước. Cú thể thấy rừ điều này sau một năm quản lý, việc phát triển và ứng dụng CNTT của đất nước dường không có biến chuyển. Thêm vào đó, các Sở TTTT tại chính quyền địa phương hiện nay đang thực hiện cụng việc quản lý về bỏo chớ nhiều hơn, nhất là lĩnh vực cấp giấy phép xuất bản thông tin.

Vỡ vậy, Chớnh phủ cần nhanh chúng chuyển đổi chức năng quản lý CNTT cho cơ quan Chính phủ phù hợp. Có hai giải pháp để thực hiện:

(i) Chuyển giao chức năng phát triển và ứng dụng CNTT cho Bộ KHCN. Một là, có được sự đồng nhất về chức năng; hai là, Bộ KHCN có nguồn kinh phí đầu tư cho công nghệ rất lớn điều này sẽ đảm bảo cho việc phát triển và ứng dụng CNTT; ba là, Bộ KHCN đang phụ trách việc triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 cho các cơ quan nhà nước, tương ứng ở các chính quyền địa phương là Sở KHCN; Như đó trỡnh bày về mối quan hệ chặt chẽ của việc ỏp dụng ISO 9001:2000 và ứng dụng CNTT (tr.96) để việc cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính điện tử một cách hiệu quả hơn, tránh được lóng phớ về cụng sức, thời gian và tiền của.

(ii) Thành lập Bộ CNTT và chuyển giao chức năng quản lý về CNTT cho cơ quan này để tập trung cho phát triển và ứng dụng CNTT có hiệu quả. Mặt khác, điều này sẽ tạo nên hiệu ứng xó hội về CNTT, từ đó tạo được sự lan tỏa về ứng dụng và phát triển CNTT trong toàn xó hội.

Trước tỡnh hỡnh hiện nay, cần ưu tiên cho giải pháp (i), tức là chuyển giao chức năng quản lý nhà nước về CNTT cho Bộ KHCN do cùng chức năng quản lý về công nghệ và nhất là việc triển khai ISO 9001:2000 không thể tách rời với việc ứng dụng CNTT.

- Cải cách chính sách tiền lương

Chính sách đói ngộ và tiền lương của các cán bộ CNTT trong cơ quan nhà nước hiện nay chưa hợp lý, đây cũng là nguyên nhân chính của hiện tượng “sự chuyển dịch nhân sự CNTT từ cơ quan nhà nước (CQNN) ra bên ngoài”. Đặc biệt là đối với lĩnh vực lập trỡnh viờn và quản trị mạng. Thụng thường, đối với các lập trỡnh viờn cú thể tỡm được mức thu nhập cao gấp 2 lần, với quản trị viên là 4 lần so với mức lương trong cơ quan nhà nước. Hơn thế, các nhân sự về quản trị mạng thường được qui đổi là trỡnh độ Trung cấp (đào tạo dưới 2 năm) nên mức lương càng thấp hơn. Do đó, các cơ quan nhà nước càng khó tuyển dụng được nhân sự về quản trị mạng.

Chính phủ cần có những chính sách tiền lương “mềm dẻo” đối với các nhân lực về CNTT nhất là lập trỡnh và quản trị mạng. Cần cú hệ thống qui đổi các chứng chỉ quốc tế tương ứng với tiền lương hợp lý hơn.

- Thay đổi phương pháp tiếp cận để triển khai CPĐT

Như đó trỡnh bày về 2 phương pháp tiếp cận (tr.31): (i) phương pháp từ trên xuống và (ii) phương pháp triển khai từ dưới lên.

Việc chọn phương pháp thích hợp tùy thuộc vào đất nước, hệ thống chính trị và mức độ thành thạo công nghệ tại từng cơ quan của nhà nước. Singapore và Trung Quốc chọn triển khai theo phương pháp từ trên xuống. Trong khi, Mỹ và Philippine lại áp dụng phương pháp từ dưới lên.

Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, phương pháp thích hợp để triển khai CPĐT chính là phương pháp triển khai từ dưới lên. Bởi lẽ, chúng ta chưa có được một khung chiến lược quốc gia rừ ràng và nguồn tài chớnh thật lớn để triển khai đồng bộ. Mặt khác, điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin và đặc biệt là trỡnh

độ và nhận thức của đội ngũ cán bộ công chức ở mỗi ban, ngành, các cấp chính quyền địa phương không đồng đều. Vỡ vậy, phương pháp triển khai từ dưới lên sẽ làm tăng sự chủ động của các chính quyền địa phương. Từ đó, từng bước xây dựng và hoàn thiện CSDL, các hệ thống thông tin ở cấp dưới, tiến đến xây dựng CSDL và hoàn thiện khung chiến lược cho quốc gia.

Tuy nhiên, nếu tiếp cận triển khai CPĐT ở tại các chính quyền địa phương tiếp cận theo phương pháp từ trên xuống. Phương pháp này sẽ giúp cho các chính quyền đầu tư được tập trung, đồng bộ và hiệu quả hơn. Điểm cần lưu ý là cỏc chớnh quyền địa phương phải xây dựng được khung chiến lược ứng dụng tổng thể, tối thiểu phải xây dựng được khung kiến trúc phần mềm cùng với hệ thống các chuẩn chung cho việc xử lý dữ liệu và trao đổi thông tin (bao gồm: biểu mẫu, định dạng dữ liệu, chuẩn hỗ trợ, giao thức, …).

- Ban hành danh mục tiêu chuẩn về ứng dụng CNTT dùng chung cho các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xó hội

CPĐT trong tương lai không thể là sự tách rời giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chức chính trị - xó hội và cả người dân nói chung. Do đó, một danh mục tiêu chuẩn về ứng dụng CNTT dùng chung là rất cần thiết.

Có thể nói đây là một văn bản rất quan trọng làm nền tảng cho phát triển ứng dụng CNTT của đất nước. Danh mục này vừa đảm bảo cho việc ứng dụng CNTT được hiệu quả, vừa đảm bảo cho sự an toàn và sự thông suốt trong trao đổi thông tin giữa các hệ thống thông tin của quốc gia.

Hiện nay, chỉ có Danh mục tiêu chuẩn về ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước được ban Quyết định số 20/2008/QĐ-BTTTT ngày 09/0402008 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; các cơ quan Đảng chưa có danh mục này. Mặt khác, trong khi các cơ quan Đảng đó chuyển sang dựng một số ứng dụng văn phũng nguồn mở như OpenOffice; các cơ quan nhà nước vẫn đang sử dụng Microsoft Office. Điều này sẽ tạo ra một số sự cố về chuẩn dữ liệu khi trao đổi thông tin giữa hệ thống Đảng và Nhà nước. Cụ thể như các cơ quan nhà nước sẽ

khó hoặc không thể truy xuất được các tập tin (file) văn bản của cơ quan Đảng chuyển sang do khác chuẩn định dạng.

Hơn nữa, Danh mục tiờu chuẩn về ứng dụng CNTT hiện nay vẫn cũn bao hàm quá rộng, không được định hướng theo một chuẩn công nghệ nào, đồng thời cũn thiếu sút, nhất là các chuẩn cho các thiết bị di động.

Vỡ vậy, Chính phủ cần xây dựng và ban hành danh mục các tiêu chuẩn chung cho quốc gia. Trước mắt, cần nhanh chóng có văn bản qui định tạm thời các chuẩn dữ liệu trong trao đổi thông tin giữa các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Ngoài ra, trong xu hướng web hóa, các định dạng dữ liệu về văn bản và trỡnh diễn đều có thể sử dụng chung một chuẩn đó là .htm (hoặc .html). Vỡ vậy, cần xem chuẩn .htm là một chuẩn trong nhóm “văn bản”.

- Cần cú lộ trỡnh chuyển khai cỏc phần mềm nguồn mở

Hiện nay, Chính phủ đó cú nhiều khuyến cáo sử dụng nguồn mở. Tuy nhiên, hầu hết các cơ quan nhà nước đều sử dụng các chương trỡnh ứng dụng của Microsoft. Vỡ vậy, nếu chuyển đổi không hợp lý có thể xảy ra các xáo trộn các hoạt động và dẫn đến sự trỡ trệ trong hệ thống.

Mặt khác, Trong lĩnh vực phần mềm nguồn mở, đang xuất hiện một hiện tượng mâu thuẫn giữa nhu cầu xó hội và chương trỡnh đào tạo. Các cơ sở đào tạo CNTT không dám giảng dạy theo chương trỡnh nguồn mở vỡ xó hội và cỏc cơ quan nhà nước không chưa có nhu cầu sử dụng; và ngược lại nếu các cơ quan, doanh nghiệp muốn tuyển nhận sự có trỡnh độ sử dụng phần mềm nguồn mở được chuẩn hóa thỡ không có.

Do đó, việc triển khai cỏc phần mềm nguồn mở cần cú lộ trỡnh và cỏc bước triển khai đồng bộ cả trong hệ thống Chính phủ và trong toàn xó hội, nhất là trong giỏo dục và đào tạo.

Hiện nay, theo Luật đấu thầu (2005) và Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng. Nếu các cơ quan nhà nước muốn tiến hành theo đúng trỡnh tự đấu thầu và mua sắm thiết bị CNTT như sau:

(i) Thời gian thông báo mời thầu tối thiểu 10 ngày;

(ii) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu 10-15 ngày đối với đấu thầu trong nước và 30 ngày đối với đấu thầu quốc tế (cho nhà thầu chuẩn bị);

(iii) Thời gian Chấm thầu tối đa 12 ngày kể từ ngày mở hồ sơ; (iv) Chủ đầu tư duyệt hồ sơ (chấm thầu 10 ngày);

(v) Thời gian phê duyệt không quá 10 ngày.

Như vậy, mỗi khi cần mua sắm thiết bị CNTT phải qua đấu thầu, các cơ quan nhà nước phải chờ đợi ít nhất là 40 ngày. Trong khi đó, sự phát triển và thay đổi về công nghệ của CNTT đó được ví như “vũ bóo”. Nếu tớnh bỡnh quõn khấu hao của các gói thầu mua sắm thiết bị CNTT từ lúc làm thủ tục cho đến đấu thầu sẽ giảm khoảng 10%. Đây cũng là lý do gần như không có chuyện vượt giá trần trong đấu thầu mua sắm các thiết bị CNTT. Do đó, cần cải tiến qui trỡnh, thủ tục đấu thầu các thiết bị CNTT, rút ngắn thời gian càng nhanh càng tốt.

3.3.1.1.3.3.2. Một số kiến nghị với An Giang

- Nhanh chóng kết thúc việc chuyển giao chức năng ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước cho Sở TTTT; Lấy cơ sở hạ tầng của Trung tâm tích hợp dữ liệu (hiện đang là trụ sở của Trung tâm Tin học – Văn phũng UBND) làm trụ sở làm việc. Đối với Trung tâm Tin học – Văn phũng UBND, do nhiệm vụ và chức năng không cũn phự hợp nờn chuyển thành Phũng CNTT trực thuộc Văn phũng UBND tỉnh, phụ trỏch nhiệm vụ quản lý chung về CNTT ở Văn Phũng UBND tỉnh. Đồng thời, tương ứng ở cấp huyện, Phũng Văn hóa và Thông tin cần bổ sung các nhân sự chuyên

trách về CNTT và tiếp nhận chức phụ trách ứng dụng CNTT từ Văn phũng UBND huyện.

- Xây dựng lại kế hoạch ứng dụng CNTT cho phù hợp với xu hướng phát triển của CNTT (kiến trúc phần mềm tổng thể, web hóa, tích hợp dịch vụ) và cụ thể hóa bằng các chương trỡnh hành động. Đồng thời, thành lập Ban chủ nhiệm chương trỡnh cú sự tham gia của lónh đạo cấp cao của tỉnh trỡnh bày ở phần giải pháp (tr.96) để đảm bảo việc triển khai chương trỡnh hành động có hiệu quả. Lộ trỡnh triển khai ứng dụng CNTT cần tập trung và việc phỏt triển cỏc chương trỡnh ứng dụng cho điều hành và tác nghiệp. Cần chọn ra các đơn vị đó đạt chứng chỉ ISO 9001:2000 đồng thời cũng là các đơn vị được xem là ứng dụng CNTT mạnh. Cụ thể là Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở KHCN.

- Nghiên cứu triển khai thí điểm mô hỡnh Trung tõm giao dịch một cửa tại thành phố Long Xuyên và huyện An Phú. An Phú được coi là huyện ứng dụng CNTT mạnh sẽ đảm bảo cho việc triển khai có hiệu quả hơn so với các huyện khác; Long Xuyên tuy không được xếp vào nhóm ứng dụng CNTT mạnh nhưng đây là trung tâm KT-XH của tỉnh, trỡnh độ cán bộ, công chức, viên chức và mặt bằng dân trí cao hơn các huyện nhiều lần, điều này sẽ đảm bảo cho sự thành công của mụ hỡnh Trung tõm giao dịch một cửa.

- Ưu tiên đạo tạo đội ngũ chuyên gia CNTT tại cơ quan phụ trách ứng dụng CNTT, tập trung cho đào tạo cán bộ quản lý CNTT và đội ngũ lập trỡnh viờn. Đồng thời, phải có chế độ đói ngộ, chớnh sỏch tiền lương và các biện pháp tăng thu nhập thích hợp đi kèm.

- Cấn mạnh dạn đầu tư cho ứng dụng CNTT. Với tỉ lệ đầu tư cao nhất từ trước đến nay cũng chỉ chiếm khoảng 0,03% GDP của tỉnh, trong khi kế hoạch đề ra đến 0,1%. Mặt khác, việc kinh phí đầu tư không nên phân bổ theo phương phỏp bỡnh quõn như trước nay đang áp dụng. Cần tập trung ưu tiên cho các đơn vị đủ điều kiện như đó trỡnh bày; đồng thời xác định các dự án trọng điểm cần đầu tư như: đào tạo đội ngũ chuyên gia CNTT; đào tạo nâng cao trỡnh độ tin học; nâng cấp

hệ thống email; phát triển chương trỡnh ứng dụng cho điều hành và tác nghiệp; hạ tầng kỹ thuật mạng AGNET và Trung tâm tích hợp; và trung tâm giao dịch một cửa.

- Thiết lập chính sách an ninh, an toàn thông tin trong từng cơ quan. Cần được cụ thể hóa bằng các văn bản qui định, quy chế an ninh, an toàn thông trên môi trường CNTT nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức về an ninh và an toàn thông tin trên môi trường CNTT; Kết hợp tổ chức tập huấn các chuyên đề về quản lý thụng tin, quản lý mật khẩu, mó húa thụng và chữ ký điện tử. Đối với các chương trỡnh cú sử dụng xỏc thực trờn mụi trường mạng, áp dụng bắt buộc sử dụng các giao thức mó húa thụng tin trong truyền đổi dữ liệu như: HTTPS, FTPS, POPS và IMAPS. Hướng đến xây dựng hệ thống quản lý an ninh, an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO 27000 (ưu tiên triển khai thí điểm cho các đơn vị ứng dụng CNTT mạnh, có nhiều dịch vụ công được cung cấp).

KẾT LUẬN

Ngày nay, ứng dụng và phát triển CNTT đó được xem là giải pháp hàng đầu cho các quốc gia muốn rút ngắn “khoảng cách số”, đi tắt vào nền văn minh tri thức. Các quốc gia này phải đối đầu với việc chuẩn bị sẵn sàng cho Chính phủ và xó hội của mỡnh trước bối cảnh toàn cầu hóa và sự bùng nổ cuộc cách mạng CNTT.

Thực tiễn đó cho cho thấy cỏc nước không vận đụng được công nghệ mới thường tăng trưởng chậm, thậm chí suy thoái. Do vậy, khoảng cách số càng rộng và sự phân cực giàu nghèo giữa các nước tiến lên kinh tế tri thức với các nước kém phát triển có khuynh hướng ngày càng ra xa. Sự bất bỡnh đẳng trong phân phối “cái bánh” toàn cầu hóa kinh tế tăng lên.

Ứng dụng và phát triển CNTT vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức. Đối với Chính phủ, CNTT với bốn thành phần: ứng dụng CNTT, cơ sở hạ tầng CNTT, nguồn nhân lực và công nghiệp CNTT sẽ giúp cho Chính phủ cải tiến mối tác động qua lại giữa ba chủ thể: Chính phủ, người dân và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tiến trỡnh chớnh trị, xó hội và kinh tế đất nước, tiến đến xây dựng CPĐT;

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của chính quyền tỉnh An Giang docx (Trang 108 - 119)