Quan điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của chính quyền tỉnh An Giang docx (Trang 86 - 88)

B. Nguồn nhân lực cho CNTT

3.1.1. Quan điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước

Như đó trỡnh bày ở chương 1 (tr. 22), chủ trương ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta đó có từ những năm 90, nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước đó khẳng định phát triển và ứng dụng CNTT là một trong những khâu đột phá quan trọng trong quá trỡnh phỏt triển đất nước, là bộ phận hữu cơ của quá trỡnh CNH, HĐH. Ứng dụng và phát triển CNTT là giải pháp hàng đầu cho quá trỡnh đi tắt, đón đầu trong chiến lược phát triển quốc gia.

Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đó nờu rừ: “Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xó hội của thế giới hiện đại.

Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trỡnh chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an

ninh, quốc phũng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.”

Cỏc cấp, cỏc ngành và toàn xó hội cần nâng cao nhận thức về vai trũ của cụng nghệ thụng tin; thực hiện triệt để các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; kết hợp chặt chẽ ứng dụng công nghệ thông tin với quá trỡnh cải cỏch hành chớnh, đổi mới phương thức lónh đạo, quản lý của Chính phủ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Chính phủ và chính quyền các cấp, giúp cho người dân và doanh nghiệp làm việc với các cơ quan Chính phủ được nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm, hiệu quả, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, từng bước đưa hoạt động của nền hành chớnh cụng theo mụ hỡnh “nền hành chớnh điện tử”.

Với vai trũ đặc biệt quan trọng trong việc định hướng, chỉ đạo tổ chức việc xây dựng và thực hiện các chiến lược, kế hoạch và dự án ứng dụng và phát triển CNTT, Chỉ thị 58-CT/TW đó đặt ra nhiều mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp chiến lược phát triển và ứng dụng cho các cơ quan Đảng, CQNN.

Theo tinh thần của Chỉ thị 58-CT/TW, việc ứng dụng CNTT trong các CQNN ở An Giang cần chú ý một số quan điểm sau:

(i) Các cơ quan Nhà nước phải đi đầu trong việc triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động theo phương châm đảm bảo tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả lâu dài.

(ii) Tin học hoá hoạt động của các cơ quan Nhà nước là bộ phận hữu cơ quan trọng của cải cách nền hành chính quốc gia, là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan nhằm tăng cường năng lực quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Ứng dụng CNTT phải gắn liền với cải cách hành chính, phải đổi mới tổ chức, phương thức quản lý, quy trỡnh điều hành của các cơ quan.

(iii) Ưu tiên đầu tư cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong các chương trỡnh, kế hoạch phỏt triển kinh tế -xó hội. Coi hạ tầng thụng tin là hạ tầng kinh tế - xó hội quan trọng. Xây dựng hạ tầng CNTT phải đảm bảo tính hiện đại và hệ thống, chuẩn hoá thông tin và các hệ thống thông tin trong từng lĩnh vực nhằm

bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc trao đổi và sử dụng chung các cơ sở dữ liệu, các hệ thống thông tin trong nước và quốc tế; Phải có các biện pháp chủ động và các quy định cụ thể về an toàn và an ninh thông tin.

(iv) Ứng dụng CNTT phải hướng đến phục vụ lợi ích công cộng của nhân dân, phục vụ sự lónh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; Cần tập trung phát triển các dịch vụ điện tử cung cấp dịch vụ công, đảm bảo các điều kiện cần thiết phù hợp với tiến độ hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Đồng thời phải tạo điều kiện cho mọi tầng lớp xó hội, ở mọi nơi có thể biết khai thác, sử dụng thông tin điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin.

(v) Phát triển nguồn nhân lực CNTT là yếu tố quyết định cho sự thành công của việc ứng dụng CNTT. Phải có chế độ đói ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ chuyên môn về công nghệ thông tin; Phát triển quy mô và tăng cường chất lượng đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, chú trọng phát triển nhanh lực lượng cán bộ chuyên sâu, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia phần mềm, đáp ứng kịp thời các nhu cầu thường xuyên.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của chính quyền tỉnh An Giang docx (Trang 86 - 88)