Kinh nghiệ mở một số tỉnh, thành trong nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của chính quyền tỉnh An Giang docx (Trang 48 - 53)

Chính phủ điện tử

1.3.2. Kinh nghiệ mở một số tỉnh, thành trong nước.

- Thành phố Đà Nẵng là một trong những địa phương được đánh giá triển khai thành công Đề án 112. Cụng tỏc tin học húa quản lý hành chớnh đó được thực

hiện tại Văn phũng UBND và một số sở, ban, ngành, Thành phố và đó đạt được một số kết quả như sau:

Cơ sở hạ tầng CNTT được đầu tư phát triển khá mạnh mẽ, các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện đều được trang bị hạ tầng kỹ thuật CNTT khá đầy đủ, số lượng máy tính đạt gần mức mỗi người một máy tính, các hệ thống các mạng LAN đó được triển khai và kết nối với Trung tâm Tích hợp dữ liệu thành phố để khai thác thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành. Đồng thời, xây dựng mạng trục (thông qua hạ tầng của Bưu điện thành phố) bằng công nghệ SHDSL nhằm trao đổi thông tin cũng như triển khai các ứng dụng trên mạng giữa 35 sở, ban, ngành, quận, huyện, gúp phần hỡnh thành mạng thụng tin hành chớnh của cả Thành phố. Việc hỡnh thành hệ thống mạng riêng của Thành phố đó hỗ trợ rất nhiều trong cụng tỏc chỉ đạo, điều hành hành tác nghiệp của lónh đạo Thành phố và các sở, ban, ngành, quận, huyện, góp phần nâng cao chất lựong dịch vụ hành chính công ở các đơn vị.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT cho các cơ quan hành chính: Thành phố đó tập trung đào taọ CNTT cho tất cả lực lượng công chức, viên chức, đồng thời, tuyển dụng và bổ sung các kỹ sư CNTT cho các sở, ban , ngành. Sau 3 năm triển khai đề án 112, đó cú hơn 2000 cán bộ, công chức được đào tạo từ 3-9 tháng về tin học cơ bản, các đơn vị đều đó cú nguồn nhõn lực CNTT đủ sức đảm đương công tác tin học hóa tại đơn vị mỡnh. Ngoài ra, việc đào tạo CNTT qua mạng cũng đó được triển khai cho đối tượng cán bộ, công chức nâng cao trỡnh độ và cập nhật kiến thức CNTT. Nhờ vào việc chú trọng công tác đào tạo kiến thức tin học, các cán bộ, công chức đó hỡnh thành thúi quen sử dụng mỏy tớnh hỗ trợ cho cụng tỏc nghiệp vụ ở công sở.

Công tác ứng dụng CNTT được triển khai đều khắp tại các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, phục vụ trực tiếp cho công tác điều hành và tác nghiệp, bao gồm: Trang thông tin điện tử thành phố (www.danang.gov.vn) được đưa vào sử dụng rất có hiệu quả với 3 thứ tiếng Việt, Anh, Nhật và đó kết nối với cỏc trang thụng tin điện tử chuyên ngành của các, sở, ban, ngành trong thành phố; Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các đơn vị đó được triển khai tại nhiều đơn vị, việc sử

dụng các phần mềm chuyên dụng phục vụ công tác chuyên môn tại các cơ quan đó khá phổ biến. Trang web điều hành, các phần mềm dùng chung và trang web chuyên ngành đó được sử dụng tại hầu hết các đơn vị, phục vụ trực tiếp cho tác nghiệp hàng ngày của cán bộ, công chức.

Dịch vụ hành chính công đó được triển khai bước đầu, đem lại lợi ích thiết thực cho công dân, chẳng hạn như: đăng ký kinh doanh qua mạng (www.dkkd.danang.gov.vn), cấp phép xây dựng, thông tin trạng thái hồ sơ về nhà đất, hỗ trợ kỹ thuật về CNTT, …. Cổng giao dịch thương mại điện tử của Thành phố cũng đó được xây dựng và đưa vào hoạt động, phục vụ cho hàng trăm doanh nghiệp nắm bắt các thông tin thi trường, xúc tiến thương mại. Đặc biệt, với trang web xúc tiến thương mại điện tử, các doanh nghiệp có thể tự xây dựng, cập nhật và giới thiệu cỏc thụng tin về sản phẩm và dịch vụ của mỡnh một cỏch rất tiện lợi và miễn phớ. Mặt khác, Đà Nẵng cũng đang đưa vào hoạt động các dịch vụ trong lĩnh vực nhạy cảm như đấu thầu qua mạng, mua sắm qua mạng ,…

- Chính quyền điện tử ở Ngô Quyền được biết đến là một trong những đơn vị quận, huyện đó triển khai và xõy dựng mụ hỡnh chớnh quyền điện tử. Lónh đạo quận đó kết luận rằng: “không ứng dụng CNTT, không thể gọi là cải cách hành chính”. Quỏ trỡnh xõy dựng mụ hỡnh chớnh quyền điện tử ở quận Ngô Quyền đó được triển khai như sau:

Trước tiên tiếp thu toàn bộ kinh nghiệm ơ những nơi đó triển khai thành công. Sau đó, viết đề án xây dựng CNTT, chắt lọc những điểm ưu việt và loại bỏ những khiếm khuyết của các tỉnh, rồi tỡm cỏc cụng ty cung ứng, "ra đề bài" cho họ và thuê các công ty tư vấn. Chính vỡ vậy, cỏc dự ỏn của quận khi triển khai vào cuộc sống được ngay, ít có lỗi về hệ thống.

Triển khai kết nối liên thông mạng riêng ảo (VPN) tới tất cả các đơn vị phũng ban, phường, trường trong toàn quận, ỏp dụng cỏc tiờu chuẩn ISO vào cỏc quy trỡnh thu tục. Cụ thể, quận đó chuẩn húa và và mó húa cỏc thủ tục hành chớnh bằng phần mềm điều hành tác nghiệp. Đây được coi là cụng cụ hữu hiệu trong cải cỏch hành chớnh, hỗ trợ tớch cực cho lónh đạo quản lý, kiểm tra điều hành, dễ dàng

truy xuất khai thác hồ sơ tài liệu, công khai minh bạch đối với công việc và với tổ chức và người dân.

Một số hiệu quả mà chính quyền điện tử tại quận Ngô Quyền đạt được là cung cấp nhiều dịch vụ trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp như đăng ký kinh doanh, tra cứu hồ sơ, tra cứu thủ tục và trao đổi thông tin trực tuyến, cung cấp thông tin hai chiều… tiết kiệm được chi phí hành chính, giảm hồ sơ thủ tục giấy tờ. Người dân có thể đến trang web của quận tra cứu hồ sơ, thủ tục để trỏnh tỡnh trạng hồ sơ có sai sót. Ngoài ra, quận cũng đó đó tiến hành giảm hội họp bằng cỏch giao ban và điều hành trên mạng.

Việc ứng dụng CNTT của quận Ngô Quyền giúp khắc phục được tỡnh trạng một cửa nhiều dấu, hỡnh thức. Người dân chỉ cần biết ngày nộp và lấy hồ sơ, cũn lại cỏc thủ tục được xử lý trờn một hệ thống. Cỏn bộ kho bạc sang bờn quận cú thể in húa đơn tại chỗ vỡ cú phần mềm kết nối với kho bạc. Người dân đến đóng thuế, không cần phải đến kho bạc, mà nộp ngay ở phũng một cửa của Ủy ban quận.

Lónh đạo Quận Ngô Quyền đó rỳt ra một số kinh nghiệm sau:

Người lónh đạo phải gương mẫu đi đầu, chú trọng công tác tập huấn nghiệp vụ CNTT cho bản thân và công chức thông qua nhiều kênh khác nhau. Nếu không tâm huyết, không quyết tâm cao, không có vai trũ quyết định nhất định thỡ rất khú khăn. Người không có kiến thức thỡ sẽ ngại và muốn nộ trỏnh cụng việc.

Khi thực hiện cần triển khai một cỏch khoa học bài bản, phải phõn kỳ rừ ràng, trỏnh tham lam, đũi một lỳc hiện đại ngay là không được. Ban đầu, khi xây dựng và lựa chọn các phần mềm tác nghiệp. Có thể kết hợp làm bán thủ công khi cần thiết, sau này mới ứng dụng triệt để. Kế hoạch phải sát với điều kiện thực tế thỡ mới cú thể thực hiện được.

Không thể đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng nửa vời ở một vài phường, mà cần có chiến lược lâu dài, đồng bộ đạt “đến ngưỡng” thỡ triển khai ứng dụng mới có hiệu quả.

- Sở KHCN Đồng Nai là một trong những đơn vị được xem là ứng dụng CNTT thành công nhất nước. Sở đó cú nhiều sỏng tạo trong phỏt triển, ứng dụng cụng nghệ thông tin, góp phần phát triển KHCN và phát triển KT-XH của tỉnh Đồng Nai.

Từ năm 2001-2006, Sở KHCN Đồng Nai đó triển khai thực hiện thống nhất cỏc chương trỡnh cụng nghệ thụng tin (CNTT) từ Trung ương xuống địa phương, vừa đẩy mạnh áp dụng CNTT trong quản lý nhà nước, vừa tích cực đưa CNTT về vùng sâu, vùng xa. Cụ thể như sau:

Nhằm giảm bớt thủ tục gây phiền hà cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đến liên hệ trong công việc, Sở KH&CN Đồng Nai xây dựng mô hỡnh Văn phũng điện tử (M-Office), đây có thể coi là bước đột phá của Sở KHCN nói riêng và của Đồng Nai nói chung trong việc thực hiện cải cách hành chính. Đến nay, đó cú 32 đơn vị trong và ngoài tỉnh đề nghị được chuyển giao môn hỡnh này, điều này cho thấy tính hiệu quả của mô hỡnh Văn phũng điện tử trên.

Sở KHCN Đồng Nai đó nghiờn cứu phỏt triển cụng nghệ truyền dữ liệu chất lượng cao, dung lượng lớn, tiết kiệm chi phí được ứng dụng hiệu quả cho việc truyền thông đa phương tiện. Công nghệ này đó được chuyển giao cho Đài truyền hỡnh, Ban quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai và Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc. Điều đáng chú ý là cụng nghệ này đó được Sở ứng dụng cho việc đưa các kênh phát thanh truyền hỡnh Đồng Nai lên Internet, tổ chức Hội nghị trực tuyến (Đồng Nai là tỉnh đầu tiên trong nước triển khai thành cụng mụ hỡnh này), cỏc lớp học trực tuyến, ….

Hơn thế nữa, Sở KHCN Đồng Nai hỗ trợ nâng cấp trang thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai thành Cổng thông tin điện tử. Cổng thông tin này đồng thời cung cấp đầy đủ các thông tin KTXH, các dịch vụ công và thông tin luôn được cập thường xuyên. Cổng thông tin Đồng Nai đó được đánh giá vào tốp đầu trong các trang web của các cơ quan hành chính cả nước.

Để tăng cường ứng dụng CNTT có hiệu quả, Đồng Nai đó tổ chức cỏc lớp đào tạo chứng chỉ A tin học cho các cán bộ cấp phường, xó, kết hợp hàng năm tổ chức cuộc thi “Lónh đạo xó, phường giải ứng dụng CNTT”, qua đó vừa góp phần nâng cao nhận thức, trỡnh độ và khích lệ tinh thần học tập, vừa trang bị thêm cơ sở vật chất về CNTT tại các xó.

Sở đó xõy dựng thư viện điện tử công nghệ nông thôn với 60.000 dữ liệu công nghệ nông thôn , 40.000 hỏi đáp khoa học thường thức và gần 3.000 cơ sở dữ liệu về phim khoa học.

Xây dựng trạm phát sóng truyền thông qua vệ tinh (VSAT) phát triển hệ thống internet đến nông thôn để giúp người dân tiếp thu nhưng tri thức khoa học, kỹ thuật mới, rút ngắn được khoảng cách số giữ thành thị và nông thôn, góp phần và công cuộc hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đây là một trong những hoạt động gây được hiệu ứng rộng rói trong việc đưa công nghệ thông tin về gần với nông dân, nông thôn và tạo nên những hiệu quả thiết thực.

Thành công của Sở KHCN Đồng Nai là nhờ vào đội ngũ CNTT chuyên trách hùng hậu, đặc biệt là vai trũ của lónh đạo Sở trong việc xõy dựng cỏc mụ hỡnh và các bước triển khai ứng dụng CNTT hợp lý và hiệu quả.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của chính quyền tỉnh An Giang docx (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)