Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh AnGiang

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của chính quyền tỉnh An Giang docx (Trang 53 - 56)

Chính phủ điện tử

1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh AnGiang

- Quyết tõm của lónh đạo và sự đồng thuận của các cấp, các ngành là yếu tố quyết định hàng đầu sự thành công của ứng dụng CNTT trong CQNN. Các hội thảo, diễn đàn về ứng dụng CNTT ở trong nước và ngoài nước đều khẳng định nơi nào cú lónh đạo quan tâm, nơi đó ứng dụng CNTT phát triển.

- Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT, đây là tiền đề quan trọng để triển khai ứng dụng CNTT, nhất là đối với An Giang khi hạ tầng kỹ thuật cũn hạn chế. Không giải quyết được bài toán đầu tư hạ tầng kỹ thuật thỡ khụng xõy dựng được hệ thống thông tin, không đẩy mạnh được tin học hóa một cách mạnh mẽ và đồng bộ.

- Chú trọng công tác đào tạo kiến thức tin học, các cán bộ, công chức. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT phải đi trước một bước, xem đây là

ưu tiên hàng đầu trong đầu tư cho CNTT. Cần đa dạng hóa nhiều hỡnh thức đào tạo khác nhau, phối hợp giữa đào tạo tập trung với đào tạo ngắn hạn, đào tạo tại chỗ, đào tạo từ xa và cả đào tạo ở nước ngoài khi cần. Đặc biệt là đào tạo cho cỏn bộ quản lý CNTT chuyờn trỏch và đội ngũ xây dựng, phát triển và ứng dụng CNTT cho tỉnh. Đây cũng là nhân tố quyết định sự thành công trong ứng dụng và phát triển CNTT.

- Phát triển các chương trỡnh ứng dụng mới là nội dung quan trọng, đem lại hiệu quả thật sự của việc ứng dụng CNTT. Phải bắt đầu bằng việc tập trung phát triển các ứng dụng phục vụ cho công tác điều hành và tác nghiệp trong hệ thống, yêu cầu phải tin học hóa được các khâu cần thiết. Xác định mục tiêu khi phát triển ứng dụng cần sát với yêu cầu thực tiễn, không nóng vội cầu toàn.

- Các trang thông tin điện tử và Internet sẽ là công cụ hữu hiệu cho việc cải tiến hỡnh thức cung cấp dịch vụ cụng và cụng tỏc quản lý của chớnh quyền. Tính minh bạch của thông tin trên môi trường mạng sẽ làm tăng tính minh bạch và độ tin cậy của người dân, doanh nghiệp đối với Chính quyền. Đồng thời nó cũng giúp Chính quyền hạn chế được tham nhũng và quan liêu trong bộ máy.

- Cổng công dân điện tử của Singapore, Trung tâm giao dịch một cửa ở Ấn Độ chính là giải pháp thiết thực đem lại hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ công cho cộng đồng. Tuy nhiên, điều này đũi hỏi một sự cải cỏch thực sự về qui trỡnh thủ tục cung cấp dịch vụ cụng và cần có phương pháp triển khai, phương pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp một cách hợp lý.

- Đẩy mạnh quan hệ đối tác nhà nước-tư nhân trong CPĐT (như Dự án Seva điện tử) sẽ giúp cho Chính phủ tiết kiệm được chi phí cho việc đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và cả bộ mỏy quản lý.

Việc xây dựng CPĐT trước tiên đũi hỏi phải cú sự nỗ lực của các chính quyền địa phương trong việc ứng dụng CNTT hay tin học hóa các hoạt động quản lý nhà nước. Nếu chính quyền ứng dụng CNTT có hiệu quả sẽ đem lại sự cải tiến về qui trỡnh, thủ tục trong hệ thống chính quyền; nâng cao được hiệu quả, hiệu lực của

việc điều hành, quản lý; cải tiến hỡnh thức cung cấp dịch vụ cụng cho người dân, doanh nghiệp một cách có hiệu quả; đồng thời hạn chế được những vấn đề tiêu cực bên trong bộ máy. Ứng dụng CNTT luôn đũi hỏi phải có sự đầu tư hợp lý về nguồn nhõn lực, hạ tầng kỹ thuật, cùng với mụ hỡnh và phương pháp triển khai thích hợp nhưng quan trọng nhất vẫn là sự quyết tõm của cỏc cấp lónh đạo. Đây mới là nhân tố quyết định sự thành công của ứng dụng CNTT.

Chương 2

THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN Lí CHÍNH QUYỀN TỈNH AN GIANG

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của chính quyền tỉnh An Giang docx (Trang 53 - 56)